Thiên hà hình thành sao có tên SPT-S J031132-5823.4, là thành quả của sự tái hợp 2 thiên hà trong vũ trụ sơ khai. Mới đây nhóm khoa học gia dẫn đầu bởi Đại học Illinois (Mỹ) đã phát hiện được các phân tử của nước và carbon monoxide ở thiên hà này.Sử dụng siêu kính viễn vọng ALMA đặt tại sa mạc tử thần Atacama, các nhà khoa học quan sát thấy dấu hiệu của nước và CO - thứ mà ngày nay thường tồn tại trong các loại khói, ở thiên hà này.Điều này cho thấy những thứ cần thiết cho sự sống đã được ươm mầm từ rất lâu trong vũ trụ sơ khai.Nguyên nhân là vì thiên hà SPT-S J031132-5823.4 cách chúng ta gần 13 tỉ năm ánh sáng, điều này có nghĩa là hình ảnh từ nó, đến tận 13 tỉ năm sau người Trái Đất mới nhìn thấy!Do đó hình ảnh mà ALMA thu được là khi thiên hà đôi này tồn tại trong "buổi bình minh vũ trụ" - khi vũ trụ mới 780 triệu năm tuổi, khoảng 5% độ tuổi bây giờ.Đây là hệ thống phát sáng hồng ngoại lớn nhất thuộc Kỷ nguyên Tái ion hóa của vũ trụ từng được phát hiện, những ngôi sao đang hình thành bên trong thiên hà đôi cũng thuộc lứa sao già nhất vũ trụ.Những khối khí và bụi chứa đầy đủ những thứ cần thiết như nước và CO chỉ chờ đợi được nén thành những ngôi sao rồi những hành tinh, trong đó có các thế giới có sự sống như thế giới của chúng ta.Được biết SPT-S J031132-5823.4 vẫn đang trong quá trình hợp nhất 2 thiên hà cũ và các nhà thiên văn dự đoán nó sẽ trở thành một thiên hà hình elip.Việc khám phá các thiên hà đầu tiên vẫn là một thách thức đáng kể trong nghiên cứu thiên văn học hiện đại. Chúng ta không biết khi nào hoặc bằng cách nào các ngôi sao và thiên hà đầu tiên trong vũ trụ hình thành.Bên cạnh đó là tìm kiếm mục tiêu duy nhất: dấu vết sự sống, dù chỉ là ở mức độ vi sinh, trên các hành tinh khác. Nhưng tới hiện tại, chúng ta vẫn chưa thể nào tìm ra.Chúng ta luôn tin rằng ở các hành tinh khác cũng xuất hiện sự sống, nhưng tới nay điều đó vẫn chưa được chứng minh.Chỉ cần chứng minh thành công, con người sẽ có đông lực lớn để khám phá vũ trụ và tìm ra những miền đất mới.Mời các bạn xem video: Phi hành gia NASA làm rơi gương ngoài vũ trụ. Nguồn: VTV.
Thiên hà hình thành sao có tên SPT-S J031132-5823.4, là thành quả của sự tái hợp 2 thiên hà trong vũ trụ sơ khai. Mới đây nhóm khoa học gia dẫn đầu bởi Đại học Illinois (Mỹ) đã phát hiện được các phân tử của nước và carbon monoxide ở thiên hà này.
Sử dụng siêu kính viễn vọng ALMA đặt tại sa mạc tử thần Atacama, các nhà khoa học quan sát thấy dấu hiệu của nước và CO - thứ mà ngày nay thường tồn tại trong các loại khói, ở thiên hà này.
Điều này cho thấy những thứ cần thiết cho sự sống đã được ươm mầm từ rất lâu trong vũ trụ sơ khai.
Nguyên nhân là vì thiên hà SPT-S J031132-5823.4 cách chúng ta gần 13 tỉ năm ánh sáng, điều này có nghĩa là hình ảnh từ nó, đến tận 13 tỉ năm sau người Trái Đất mới nhìn thấy!
Do đó hình ảnh mà ALMA thu được là khi thiên hà đôi này tồn tại trong "buổi bình minh vũ trụ" - khi vũ trụ mới 780 triệu năm tuổi, khoảng 5% độ tuổi bây giờ.
Đây là hệ thống phát sáng hồng ngoại lớn nhất thuộc Kỷ nguyên Tái ion hóa của vũ trụ từng được phát hiện, những ngôi sao đang hình thành bên trong thiên hà đôi cũng thuộc lứa sao già nhất vũ trụ.
Những khối khí và bụi chứa đầy đủ những thứ cần thiết như nước và CO chỉ chờ đợi được nén thành những ngôi sao rồi những hành tinh, trong đó có các thế giới có sự sống như thế giới của chúng ta.
Được biết SPT-S J031132-5823.4 vẫn đang trong quá trình hợp nhất 2 thiên hà cũ và các nhà thiên văn dự đoán nó sẽ trở thành một thiên hà hình elip.
Việc khám phá các thiên hà đầu tiên vẫn là một thách thức đáng kể trong nghiên cứu thiên văn học hiện đại. Chúng ta không biết khi nào hoặc bằng cách nào các ngôi sao và thiên hà đầu tiên trong vũ trụ hình thành.
Bên cạnh đó là tìm kiếm mục tiêu duy nhất: dấu vết sự sống, dù chỉ là ở mức độ vi sinh, trên các hành tinh khác. Nhưng tới hiện tại, chúng ta vẫn chưa thể nào tìm ra.
Chúng ta luôn tin rằng ở các hành tinh khác cũng xuất hiện sự sống, nhưng tới nay điều đó vẫn chưa được chứng minh.
Chỉ cần chứng minh thành công, con người sẽ có đông lực lớn để khám phá vũ trụ và tìm ra những miền đất mới.