Nhóm nghiên cứu đến từ Đại học Cardiff, MIT và Đại học Cambridge cho biết, trong túi đám mây trên Sao Kim chứa những dạng sống ngoài hành tinh "không giống bất cứ thứ gì từng thấy trước đây".Trước đây, các nhà khoa học cho rằng sao Kim quá khắc nghiệt để tồn tại sự sống vì nó sở hữu bầu khí quyển dày đặc carbon dioxide và nhiệt độ rất cao, đủ nóng để kim loại chì tan chảy.Tuy nhiên sau khi xác định được mô hình hoá học mà nhờ đó có thể trung hòa môi trường axit của sao Kim, nhóm nghiên cứu cho rằng hành tinh này sẽ trở nên "dễ sinh sống hơn".50 năm qua, giới khoa học đã rất bối rối khi khi phát hiện ra amoniac trong các đám mây. Loại khí không màu tạo thanh từ nitơ và hydro, phát hiện trong bầu khí quyển của sao Kim vào những năm 1970.Amoniac không được tạo ra thông qua bất kỳ quá trình hóa học nào trên hành tinh này. Các nhà khoa học đã nghiên cứu mô hình hoá một loạt các quá trình hoá học để chỉ ra rằng khí sẽ tạo ra một chuỗi các phản ứng làm trung hoà các giọt axit sulfuric xung quanh.Nếu được như vậy, độ axit của các đám mây sẽ giảm từ âm 11 xuống 0, là mức mà sự sống có thể tồn tại được. Theo các nhà nghiên cứu, lời giải thích hợp lý nhất về nguồn gốc của amoniac sinh ra là do sét hoặc núi lửa trên sao Kim phun trào."Trước đây mọi người tin rằng không có sự sống tồn tại trên sao Kim. Nhưng chúng tôi thấy rằng có thể một số sự sống đang ở đó, sửa đổi môi trường để sống được", Sara Seager, đồng tác giả nghiên cứu từ MIT cho biết.Nếu nghiên cứu này đúng, các dạng sống có khả năng là những vi khuẩn tương tự như vi khuẩn từng tìm thấy trên Trái Đất. Giả thuyết này sẽ sớm được thử nghiệm với các sứ mệnh tìm kiếm sự sống trên sao Kim dự kiến vào năm 2023.NASA đã coi sao Kim như một ứng cử viên sáng giá cho cuộc săn tìm sự sống. Sao Kim có nhiều núi lửa hơn bất kỳ hành tinh nào khác trong Hệ Mặt trời của chúng ta. Nghiên cứu trước đây cho thấy, sao Kim sở hữu hơn 1.600 núi lửa lớn và có thể có hơn 100.000 hoặc thậm chí hơn 1 triệu núi lửa nhỏ.Năm 2010, tàu vũ trụ Venus Express của Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA) đã phát hiện những dị thường hồng ngoại trên các sườn phía trên và phía đông của Idunn Mons, cho thấy sự hiện diện của trầm tích núi lửa mới.Điều này cho thấy, núi lửa vẫn hoạt động trong vài triệu năm qua. Hình ảnh bề mặt sao Kim do Venus Express và tàu vũ trụ Magellan của NASA chụp được cũng đã xác nhận sự hiện diện của dòng dung nham mới tại Idunn Mons.Các hành tinh có hoạt động địa chất có xu hướng trở thành ứng cử viên tốt hơn cho khả năng sinh sống, bởi vì lõi nóng chảy cũng có thể cung cấp năng lượng cho từ trường để làm chệch hướng bức xạ từ mặt trời và không gian.Mời các bạn xem video: Phi hành gia NASA làm rơi gương ngoài vũ trụ. Nguồn: VTV.
Nhóm nghiên cứu đến từ Đại học Cardiff, MIT và Đại học Cambridge cho biết, trong túi đám mây trên Sao Kim chứa những dạng sống ngoài hành tinh "không giống bất cứ thứ gì từng thấy trước đây".
Trước đây, các nhà khoa học cho rằng sao Kim quá khắc nghiệt để tồn tại sự sống vì nó sở hữu bầu khí quyển dày đặc carbon dioxide và nhiệt độ rất cao, đủ nóng để kim loại chì tan chảy.
Tuy nhiên sau khi xác định được mô hình hoá học mà nhờ đó có thể trung hòa môi trường axit của sao Kim, nhóm nghiên cứu cho rằng hành tinh này sẽ trở nên "dễ sinh sống hơn".
50 năm qua, giới khoa học đã rất bối rối khi khi phát hiện ra amoniac trong các đám mây. Loại khí không màu tạo thanh từ nitơ và hydro, phát hiện trong bầu khí quyển của sao Kim vào những năm 1970.
Amoniac không được tạo ra thông qua bất kỳ quá trình hóa học nào trên hành tinh này. Các nhà khoa học đã nghiên cứu mô hình hoá một loạt các quá trình hoá học để chỉ ra rằng khí sẽ tạo ra một chuỗi các phản ứng làm trung hoà các giọt axit sulfuric xung quanh.
Nếu được như vậy, độ axit của các đám mây sẽ giảm từ âm 11 xuống 0, là mức mà sự sống có thể tồn tại được. Theo các nhà nghiên cứu, lời giải thích hợp lý nhất về nguồn gốc của amoniac sinh ra là do sét hoặc núi lửa trên sao Kim phun trào.
"Trước đây mọi người tin rằng không có sự sống tồn tại trên sao Kim. Nhưng chúng tôi thấy rằng có thể một số sự sống đang ở đó, sửa đổi môi trường để sống được", Sara Seager, đồng tác giả nghiên cứu từ MIT cho biết.
Nếu nghiên cứu này đúng, các dạng sống có khả năng là những vi khuẩn tương tự như vi khuẩn từng tìm thấy trên Trái Đất. Giả thuyết này sẽ sớm được thử nghiệm với các sứ mệnh tìm kiếm sự sống trên sao Kim dự kiến vào năm 2023.
NASA đã coi sao Kim như một ứng cử viên sáng giá cho cuộc săn tìm sự sống. Sao Kim có nhiều núi lửa hơn bất kỳ hành tinh nào khác trong Hệ Mặt trời của chúng ta. Nghiên cứu trước đây cho thấy, sao Kim sở hữu hơn 1.600 núi lửa lớn và có thể có hơn 100.000 hoặc thậm chí hơn 1 triệu núi lửa nhỏ.
Năm 2010, tàu vũ trụ Venus Express của Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA) đã phát hiện những dị thường hồng ngoại trên các sườn phía trên và phía đông của Idunn Mons, cho thấy sự hiện diện của trầm tích núi lửa mới.
Điều này cho thấy, núi lửa vẫn hoạt động trong vài triệu năm qua. Hình ảnh bề mặt sao Kim do Venus Express và tàu vũ trụ Magellan của NASA chụp được cũng đã xác nhận sự hiện diện của dòng dung nham mới tại Idunn Mons.
Các hành tinh có hoạt động địa chất có xu hướng trở thành ứng cử viên tốt hơn cho khả năng sinh sống, bởi vì lõi nóng chảy cũng có thể cung cấp năng lượng cho từ trường để làm chệch hướng bức xạ từ mặt trời và không gian.