Một con mắt giả được làm từ nhựa đường được gắn dây vàng từ cách đây gần 5.000 năm đã được phát hiện ở Shahr-e Sukhteh - nơi người dân vẫn thường gọi là "Thành phố Bùng cháy" của Iran.Con mắt nhựa đường khiến các nhà khoa học kinh ngạc bởi nếu xét về niên đại, đây là dụng cụ chỉnh hình lâu đời nhất từng được tìm thấy, được chế tác với một trình độ cao về tính thẩm mỹ lẫn công dụng y học.Nó được dùng để gắn cố định vào hốc mắt khuyết của người phụ nữ; vật liệu làm mắt có pha trộn mỡ động vật giúp dưỡng ẩm hốc mắt, đủ vừa vặn để ngăn mô trong hốc mắt khuyết phát triển quá mức và ngăn các mảnh vụn lạ xâm nhập, chống nhiễm trùng.Những rãnh li ti gắn dây vàng nhằm mô tả những mao mạch, có bề rộng chưa tới nửa mm, được cho là giúp con mắt thật khớp với hốc mắt. Hai lỗ để gắn chốt vàng cũng được tìm thấy hai bên cầu mắt.Dây và chốt vàng này sẽ giúp mắt được giữ cố định một cách nhẹ nhàng và có thể đảo hướng nhẹ trong hốc mắt như mắt thật. Con mắt này đánh dấu bước ngoặt lớn của y học nhân loại.Được biết, cổ vật quý giá này được tìm thấy trong hài cốt của một phụ nữ quyền quý chôn cất tại Shahr-e Sukhteh. Sở dĩ người dân gọi đây là Thành phố Bùng cháy" bởi một vụ hỏa hoạn được cho là nguyên nhân khiến nó bị bỏ hoang từ năm 2.350 trước Công Nguyên, dù trước đó là một thành đô vô cùng thịnh vượng.Các cuộc khai quật trước đây ở Shahr-e Sukhteh cũng hé lộ nhiều cổ vật kinh ngạc: bàn xúc xắc cổ, đồ tạo tác đẹp bằng đá cẩm thạch và cả những thứ liên quan đến y học như một chiếc đầu lâu dùng làm dụng cụ dạy phẫu thuật não cổ đại.Sau khi phân tích, các nhà khoa học cho biết chủ nhân của con mắt giả còn rất trẻ khi qua đời, chỉ khoảng 25 tuổi hoặc cao nhất là 30. Cô có chiều cao ấn tượng: 1m80, và yên nghỉ với rất nhiều đồ tùy táng xung quanh.Những thứ được gửi theo cô về thế giới bên kia gồm nhiều bình đất sét, hạt trang trí, đồ trang sức, một chiếc túi da và gương đồng, được bảo quản trong tình trạng tuyệt vời.Cô đã qua đời khoảng năm 2800-2900 trước Công nguyên, tức 4.800 đến 4.900 năm trước. Chính con mắt giả là thứ cho thấy rõ ràng nhất địa vị và sự giàu có của cô.Trên thực tế, mắt giả thường chỉ được đề cập đến ở châu Âu từ khoảng thế kỷ thứ 16, khó lòng tưởng tượng nó đã hiện diện từ thế giới cổ xưa hàng nghìn năm.Để dễ hình dung hơn, vào khoảng thời gian đó phần lớn các nền văn minh vẫn còn đang ở thời kỳ đồ đá.Mời các bạn xem video: Ai Cập phát hiện thêm kho báu cổ đại với hơn 100 quan tài chứa xác ướp 2.500 năm. Nguồn: VTV
Một con mắt giả được làm từ nhựa đường được gắn dây vàng từ cách đây gần 5.000 năm đã được phát hiện ở Shahr-e Sukhteh - nơi người dân vẫn thường gọi là "Thành phố Bùng cháy" của Iran.
Con mắt nhựa đường khiến các nhà khoa học kinh ngạc bởi nếu xét về niên đại, đây là dụng cụ chỉnh hình lâu đời nhất từng được tìm thấy, được chế tác với một trình độ cao về tính thẩm mỹ lẫn công dụng y học.
Nó được dùng để gắn cố định vào hốc mắt khuyết của người phụ nữ; vật liệu làm mắt có pha trộn mỡ động vật giúp dưỡng ẩm hốc mắt, đủ vừa vặn để ngăn mô trong hốc mắt khuyết phát triển quá mức và ngăn các mảnh vụn lạ xâm nhập, chống nhiễm trùng.
Những rãnh li ti gắn dây vàng nhằm mô tả những mao mạch, có bề rộng chưa tới nửa mm, được cho là giúp con mắt thật khớp với hốc mắt. Hai lỗ để gắn chốt vàng cũng được tìm thấy hai bên cầu mắt.
Dây và chốt vàng này sẽ giúp mắt được giữ cố định một cách nhẹ nhàng và có thể đảo hướng nhẹ trong hốc mắt như mắt thật. Con mắt này đánh dấu bước ngoặt lớn của y học nhân loại.
Được biết, cổ vật quý giá này được tìm thấy trong hài cốt của một phụ nữ quyền quý chôn cất tại Shahr-e Sukhteh. Sở dĩ người dân gọi đây là Thành phố Bùng cháy" bởi một vụ hỏa hoạn được cho là nguyên nhân khiến nó bị bỏ hoang từ năm 2.350 trước Công Nguyên, dù trước đó là một thành đô vô cùng thịnh vượng.
Các cuộc khai quật trước đây ở Shahr-e Sukhteh cũng hé lộ nhiều cổ vật kinh ngạc: bàn xúc xắc cổ, đồ tạo tác đẹp bằng đá cẩm thạch và cả những thứ liên quan đến y học như một chiếc đầu lâu dùng làm dụng cụ dạy phẫu thuật não cổ đại.
Sau khi phân tích, các nhà khoa học cho biết chủ nhân của con mắt giả còn rất trẻ khi qua đời, chỉ khoảng 25 tuổi hoặc cao nhất là 30. Cô có chiều cao ấn tượng: 1m80, và yên nghỉ với rất nhiều đồ tùy táng xung quanh.
Những thứ được gửi theo cô về thế giới bên kia gồm nhiều bình đất sét, hạt trang trí, đồ trang sức, một chiếc túi da và gương đồng, được bảo quản trong tình trạng tuyệt vời.
Cô đã qua đời khoảng năm 2800-2900 trước Công nguyên, tức 4.800 đến 4.900 năm trước. Chính con mắt giả là thứ cho thấy rõ ràng nhất địa vị và sự giàu có của cô.
Trên thực tế, mắt giả thường chỉ được đề cập đến ở châu Âu từ khoảng thế kỷ thứ 16, khó lòng tưởng tượng nó đã hiện diện từ thế giới cổ xưa hàng nghìn năm.
Để dễ hình dung hơn, vào khoảng thời gian đó phần lớn các nền văn minh vẫn còn đang ở thời kỳ đồ đá.