Thiết bị hồng ngoại giữa (MIRI) của kính viễn vọng không gian James Webb đã quan sát được quá trình di chuyển của TRAPPIST-1b, một trong 7 hành tinh thuộc hệ thống Trappist-1.Hệ hống Trappist-1 được phát hiện lần đầu vào năm 2017. Theo các nhà thiên văn học, 7 hành tinh đá thuộc hệ thống Trappist-1 có kích thước và khối lượng gần tương tự Trái Đất. Thêm nữa, Trappist-1 cũng là hệ thuộc "vùng ôn hòa", không quá nóng và cũng không quá lạnh. Cách Trái Đất 39 năm ánh sáng, 3 hành tinh trong 7 hành tinh thuộc Trappist-1 có khả năng rất cao về sự tồn tại sự sống.Theo dữ liệu mới thu thập được từ kính viễn vọng không gian James Webb, Trappist-1b chỉ nặng hơn Trái Đất một chút và cũng là hành tinh đá. Tiếp đến, James Webb theo dõi chuyển động của hành tinh Trappist-1c và có những đặc điểm giống với Trappist-1b. Khi quan sát 2 hành tinh này, các nhà nghiên cứu phát hiện chúng có bầu khí quyển khắc nghiệt.Cụ thể, Trappist-1b và Trappist-1c có bầu khí quyển khắc nghiệt giống sao Thủy, khó có thể tồn tại sự sống như ở Trái Đất.Nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi nhà thiên văn học Olivia Lim từ Đại học Montreal (Canada) đã công bố thông tin trên sau khi xem xét các dữ liệu quang phổ. Kết quả này đã dập tắt hy vọng về một bầu khí quyển hydro đủ dày trên Trappist-1b. Dù vậy, nhóm đã có phát hiện bất ngờ khác.Đồng tác giả nghiên cứu - chuyên gia Ryan MacDonald thuộc Đại học Michigan (Mỹ) cho hay, việc quan sát Trappist-1b rất trắc trở vì một "thế lực ma quái" cản trở, làm nhiễu loạn các dữ liệu, giống như đang ngăn các nhà khoa học tìm hiểu liệu hành tinh này có thể tồn tại sự sống hay không.Sau một thời gian quan sát, nghiên cứu và phân tích các dữ liệu, nhóm nghiên cứu đã tìm ra "thủ phạm" gây ra hiện tượng trên chính là sao lùn đỏ Trappist-1 (tức ngôi sao mẹ của hành tinh Trappist-1b).Phát hiện này chỉ ra bề mặt của Trappist-1 là hoạt động từ tính khốc liệt, hỗn loạn. Khi kết hợp với bức xạ khắc nghiệt, Trappist-1 có thể dẫn tới việc không thể tồn tại sự sống.Dù vậy, các nhà nghiên cứu vẫn không loại trừ khả năng hành tinh Trappist-1b vẫn có một bầu khí quyển cực mỏng với hơi nước, carbon dioxide hay methane.Do đó, các nhà nghiên cứu tiếp tục quan sát Trappist-1b cũng như 3 hành tinh khác là: Trappist-1d, Trappist-1e và Trappist-1f nhằm tìm kiếm sự sống ngoài hành tinh tại những nơi này.Mời độc giả xem video: Ngắm kính viễn vọng săn người ngoài hành tinh to nhất thế giới.
Thiết bị hồng ngoại giữa (MIRI) của kính viễn vọng không gian James Webb đã quan sát được quá trình di chuyển của TRAPPIST-1b, một trong 7 hành tinh thuộc hệ thống Trappist-1.
Hệ hống Trappist-1 được phát hiện lần đầu vào năm 2017. Theo các nhà thiên văn học, 7 hành tinh đá thuộc hệ thống Trappist-1 có kích thước và khối lượng gần tương tự Trái Đất. Thêm nữa, Trappist-1 cũng là hệ thuộc "vùng ôn hòa", không quá nóng và cũng không quá lạnh. Cách Trái Đất 39 năm ánh sáng, 3 hành tinh trong 7 hành tinh thuộc Trappist-1 có khả năng rất cao về sự tồn tại sự sống.
Theo dữ liệu mới thu thập được từ kính viễn vọng không gian James Webb, Trappist-1b chỉ nặng hơn Trái Đất một chút và cũng là hành tinh đá. Tiếp đến, James Webb theo dõi chuyển động của hành tinh Trappist-1c và có những đặc điểm giống với Trappist-1b. Khi quan sát 2 hành tinh này, các nhà nghiên cứu phát hiện chúng có bầu khí quyển khắc nghiệt.
Cụ thể, Trappist-1b và Trappist-1c có bầu khí quyển khắc nghiệt giống sao Thủy, khó có thể tồn tại sự sống như ở Trái Đất.
Nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi nhà thiên văn học Olivia Lim từ Đại học Montreal (Canada) đã công bố thông tin trên sau khi xem xét các dữ liệu quang phổ. Kết quả này đã dập tắt hy vọng về một bầu khí quyển hydro đủ dày trên Trappist-1b. Dù vậy, nhóm đã có phát hiện bất ngờ khác.
Đồng tác giả nghiên cứu - chuyên gia Ryan MacDonald thuộc Đại học Michigan (Mỹ) cho hay, việc quan sát Trappist-1b rất trắc trở vì một "thế lực ma quái" cản trở, làm nhiễu loạn các dữ liệu, giống như đang ngăn các nhà khoa học tìm hiểu liệu hành tinh này có thể tồn tại sự sống hay không.
Sau một thời gian quan sát, nghiên cứu và phân tích các dữ liệu, nhóm nghiên cứu đã tìm ra "thủ phạm" gây ra hiện tượng trên chính là sao lùn đỏ Trappist-1 (tức ngôi sao mẹ của hành tinh Trappist-1b).
Phát hiện này chỉ ra bề mặt của Trappist-1 là hoạt động từ tính khốc liệt, hỗn loạn. Khi kết hợp với bức xạ khắc nghiệt, Trappist-1 có thể dẫn tới việc không thể tồn tại sự sống.
Dù vậy, các nhà nghiên cứu vẫn không loại trừ khả năng hành tinh Trappist-1b vẫn có một bầu khí quyển cực mỏng với hơi nước, carbon dioxide hay methane.
Do đó, các nhà nghiên cứu tiếp tục quan sát Trappist-1b cũng như 3 hành tinh khác là: Trappist-1d, Trappist-1e và Trappist-1f nhằm tìm kiếm sự sống ngoài hành tinh tại những nơi này.
Mời độc giả xem video: Ngắm kính viễn vọng săn người ngoài hành tinh to nhất thế giới.