Nghiên cứu mới dẫn đầu bởi tiến sĩ Anna Horleston từ Trường ĐH Bristol (Anh) kết hợp với các nhà khoa học từ Hiệp hội Địa chấn Mỹ và NASA đã phát hiện ra hoạt động địa chất ở khu vực Valles Marineris trên sao Hoả.Cụ thể, các nhà khoa học đã xác định các song PP và SS phản xạ từ sự kiện động đất lên tới 4,2 độ richter ở khu vực Valles Marineris. Trước đây, chỉ có 2 thiên thể trong hệ Mặt Trời được xác định có hoạt động địa chất là Trái Đất và mặt trăng Io của Sao Mộc.Phát hiện hoạt động địa chất trên một hành tinh khác vô cùng ý nghĩa với khoa học, bởi chính hoạt động địa chất sôi động của Trái Đất đã giúp thế giới của chúng ta sống được.Trước đây, các hình ảnh từ tàu quỹ đạo cũng cho thấy khu vực có vẻ có những đứt gãy và sạt lở nhưng đây là bằng chứng đầu tiên cho thấy nó thực sự "rục rịch hoạt động".Một vụ động đất 4,1 độ richter khác cũng được ghi nhận 24 ngày sau đó, kéo dài 94 phút. Cả 2 vụ đều được phát hiện bởi công cụ tinh vi của tàu đổ bộ InSight, đang làm nhiệm vụ ở phía khác của sao Hỏa.Việc ghi nhận gián tiếp các sóng truyền qua các lớp phủ, lớp lõi của sao Hoả sẽ giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn về cấu trúc bên trong sao Hỏa, đồng thời cho thấy vùng đất nằm trong bóng tối này có lẽ không nên bị bỏ quên nữa.Valles Marineris là hệ thống hẻm núi khổng lồ trải dài 4.000 km dọc theo xích đạo sao Hỏa, chiếm gần 1/4 chu vi hành tinh đỏ.Theo nghiên cứu của Đại học Arizona (UA) tại Tucson, vết nứt trong nền đáy của sao Hỏa dài gấp gần 10 lần và sâu hơn gấp 3 lần Grand Canyon. Điều này khiến nó trở thành hẻm núi lớn và bí ẩn nhất hệ Mặt trời.Không giống như hẻm núi Grand Canyon trên Trái đất, Valles Marineris có lẽ không do dòng nước chảy xiết mài mòn trong hàng tỉ năm tạo thành. Sao Hỏa quá nóng và khô để có thể tồn tại một con sông đủ lớn để cắt xuyên qua lớp vỏ như vậy.Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) cho biết có bằng chứng cho thấy dòng nước có thể đã đào sâu thêm một số đường rãnh của hẻm núi cách đây hàng trăm triệu năm.Phần lớn hẻm núi có thể đã nứt từ hàng tỉ năm trước khi một nhóm siêu núi lửa gần đó (được gọi là vùng Tharsis) lần đầu tiên nhô lên khỏi bề mặt sao Hỏa.Khi magma nóng chảy bên dưới những siêu núi lửa này (bao gồm cả Olympus Mons, núi lửa lớn nhất trong hệ Mặt trời), lớp vỏ của hành tinh dễ dàng bị kéo căng, xé toạc và cuối cùng sụp đổ thành các rãnh và thung lũng tạo nên Valles Marineris ngày nay.Mời các bạn xem video: Phi hành gia NASA làm rơi gương ngoài vũ trụ. Nguồn: VTV.
Nghiên cứu mới dẫn đầu bởi tiến sĩ Anna Horleston từ Trường ĐH Bristol (Anh) kết hợp với các nhà khoa học từ Hiệp hội Địa chấn Mỹ và NASA đã phát hiện ra hoạt động địa chất ở khu vực Valles Marineris trên sao Hoả.
Cụ thể, các nhà khoa học đã xác định các song PP và SS phản xạ từ sự kiện động đất lên tới 4,2 độ richter ở khu vực Valles Marineris. Trước đây, chỉ có 2 thiên thể trong hệ Mặt Trời được xác định có hoạt động địa chất là Trái Đất và mặt trăng Io của Sao Mộc.
Phát hiện hoạt động địa chất trên một hành tinh khác vô cùng ý nghĩa với khoa học, bởi chính hoạt động địa chất sôi động của Trái Đất đã giúp thế giới của chúng ta sống được.
Trước đây, các hình ảnh từ tàu quỹ đạo cũng cho thấy khu vực có vẻ có những đứt gãy và sạt lở nhưng đây là bằng chứng đầu tiên cho thấy nó thực sự "rục rịch hoạt động".
Một vụ động đất 4,1 độ richter khác cũng được ghi nhận 24 ngày sau đó, kéo dài 94 phút. Cả 2 vụ đều được phát hiện bởi công cụ tinh vi của tàu đổ bộ InSight, đang làm nhiệm vụ ở phía khác của sao Hỏa.
Việc ghi nhận gián tiếp các sóng truyền qua các lớp phủ, lớp lõi của sao Hoả sẽ giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn về cấu trúc bên trong sao Hỏa, đồng thời cho thấy vùng đất nằm trong bóng tối này có lẽ không nên bị bỏ quên nữa.
Valles Marineris là hệ thống hẻm núi khổng lồ trải dài 4.000 km dọc theo xích đạo sao Hỏa, chiếm gần 1/4 chu vi hành tinh đỏ.
Theo nghiên cứu của Đại học Arizona (UA) tại Tucson, vết nứt trong nền đáy của sao Hỏa dài gấp gần 10 lần và sâu hơn gấp 3 lần Grand Canyon. Điều này khiến nó trở thành hẻm núi lớn và bí ẩn nhất hệ Mặt trời.
Không giống như hẻm núi Grand Canyon trên Trái đất, Valles Marineris có lẽ không do dòng nước chảy xiết mài mòn trong hàng tỉ năm tạo thành. Sao Hỏa quá nóng và khô để có thể tồn tại một con sông đủ lớn để cắt xuyên qua lớp vỏ như vậy.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) cho biết có bằng chứng cho thấy dòng nước có thể đã đào sâu thêm một số đường rãnh của hẻm núi cách đây hàng trăm triệu năm.
Phần lớn hẻm núi có thể đã nứt từ hàng tỉ năm trước khi một nhóm siêu núi lửa gần đó (được gọi là vùng Tharsis) lần đầu tiên nhô lên khỏi bề mặt sao Hỏa.
Khi magma nóng chảy bên dưới những siêu núi lửa này (bao gồm cả Olympus Mons, núi lửa lớn nhất trong hệ Mặt trời), lớp vỏ của hành tinh dễ dàng bị kéo căng, xé toạc và cuối cùng sụp đổ thành các rãnh và thung lũng tạo nên Valles Marineris ngày nay.