1. Nấm "răng quỷ"
Nấm "răng quỷ" hay còn được gọi bằng một cái tên đánh lừa thị giác khác là nấm "kem và dâu". Chúng được tìm thấy trong các rừng mưa ở Bắc Mỹ và châu Âu. Những giọt chất lỏng dính và có màu đỏ chảy ra từ loài nấm này khiến người ta liên tưởng đến những giọt máu. Nhờ vào đặc điểm này, chúng được đặt tên là nấm răng chảy máu (Hydnellum peckii).2. Nấm lõ chó bạch tuộc
Nấm lõ chó bạch tuộc (Clathrus archeri) là loài nấm kỳ lạ có nguồn gốc từ Australia và Tasmania. Nấm có màu hồng đỏ, hình thù như con bạch tuộc với khoảng 4-7 xúc tu to dài. Không chỉ có hình thù kỳ dị, chúng còn phát ra mùi thịt thối.3. Nấm phát quang sinh học
Nấm phát quang sinh học (Mycena chlorophos) sống ở môi trường cận nhiệt đới của châu Á, Australia và Brazil. Phần mũ và thân cây phát ra ánh sáng màu xanh lá cây trong bóng tối. Nấm phát ánh sáng xanh rõ nhất khi được một ngày tuổi và nhiệt độ xung quanh khoảng 27 độ C. Sau ngày đầu tiên mũ nấm mở, ánh sáng sẽ mờ dần cho đến khi khô.4. Nấm mào gà
Nấm mào gà (Laetiporus sulphureus) thường mọc ở châu Âu, loài thực vật đội mũ này có tên gọi phổ biến là nấm mào gà hay nấm cua rừng. Tuy nhiên, món ăn làm từ loại sinh vật đa bào này vẫn khiến hệ tiêu hóa của một số người khó chịu. Muốn nếm thử mùi vị của Laetiporus sulphureus, bạn nên ghé thăm nước Đức hoặc vùng Bắc Mỹ, nhưng phải nhớ tuyệt đối không ăn sống nhen!5. Nấm trứng
Nấm trứng Lycoperdon perlatum là một loài nấm trứng thuộc chi Lycoperdon. Khi còn trẻ, 'em' ý có màu trắng như sứ và được bao phủ bởi vô số gai nhỏ. Lúc lớn, các gai tiêu dần hết chỉ để lại sẹo trên thân và màu sắc trở nên sậm hơn, đôi khi có màu nâu.
1. Nấm "răng quỷ"
Nấm "răng quỷ" hay còn được gọi bằng một cái tên đánh lừa thị giác khác là nấm "kem và dâu". Chúng được tìm thấy trong các rừng mưa ở Bắc Mỹ và châu Âu. Những giọt chất lỏng dính và có màu đỏ chảy ra từ loài nấm này khiến người ta liên tưởng đến những giọt máu. Nhờ vào đặc điểm này, chúng được đặt tên là nấm răng chảy máu (Hydnellum peckii).
2. Nấm lõ chó bạch tuộc
Nấm lõ chó bạch tuộc (Clathrus archeri) là loài nấm kỳ lạ có nguồn gốc từ Australia và Tasmania. Nấm có màu hồng đỏ, hình thù như con bạch tuộc với khoảng 4-7 xúc tu to dài. Không chỉ có hình thù kỳ dị, chúng còn phát ra mùi thịt thối.
3. Nấm phát quang sinh học
Nấm phát quang sinh học (Mycena chlorophos) sống ở môi trường cận nhiệt đới của châu Á, Australia và Brazil. Phần mũ và thân cây phát ra ánh sáng màu xanh lá cây trong bóng tối. Nấm phát ánh sáng xanh rõ nhất khi được một ngày tuổi và nhiệt độ xung quanh khoảng 27 độ C. Sau ngày đầu tiên mũ nấm mở, ánh sáng sẽ mờ dần cho đến khi khô.
4. Nấm mào gà
Nấm mào gà (Laetiporus sulphureus) thường mọc ở châu Âu, loài thực vật đội mũ này có tên gọi phổ biến là nấm mào gà hay nấm cua rừng. Tuy nhiên, món ăn làm từ loại sinh vật đa bào này vẫn khiến hệ tiêu hóa của một số người khó chịu. Muốn nếm thử mùi vị của Laetiporus sulphureus, bạn nên ghé thăm nước Đức hoặc vùng Bắc Mỹ, nhưng phải nhớ tuyệt đối không ăn sống nhen!
5. Nấm trứng
Nấm trứng Lycoperdon perlatum là một loài nấm trứng thuộc chi Lycoperdon. Khi còn trẻ, 'em' ý có màu trắng như sứ và được bao phủ bởi vô số gai nhỏ. Lúc lớn, các gai tiêu dần hết chỉ để lại sẹo trên thân và màu sắc trở nên sậm hơn, đôi khi có màu nâu.