Khi kiểm tra hành lý của một người đàn ông di chuyển từ Đức với địa điểm hạ cánh là Singapore, các nhân viên an ninh tại sân bay Munich đã ghi nhận hình ảnh X-quang của một con cá sấu hiếm. Sau đó, họ thông báo cho lực lượng Hải quan sân bay Munich để kiểm tra hành lý người đàn ông bị tình nghi.Kế quả là lực lượng chức năng phát hiện bên trong hành lý của người đàn ông có một con cá sấu bạch tạng còn sống. Nó bị bọc lại bằng màng bọc thực phẩm.Do đó, cơ quan chức năng đã mở cuộc điều tra đối với người đàn ông trên. Đồng thời, các nhân viên hải quan và bác sĩ thú y giải cứu và chăm sóc đặc biệt đối với con cá sấu bạch tạng trên. Hiện nó được chăm sóc tại một nhà chứa bò sát.Trước vụ việc này, bà Anbarasi Boopal, Phó giám đốc Hiệp hội Nghiên cứu và Bảo tồn động vật cho biết những người buôn lậu vận chuyển các động vật quý hiếm như cá sấu bạch tạng để có thể bán với giá cao từ 20.000 - 2 triệu USD.Trước đó, cơ quan chức năng phát hiện một số vụ vận chuyển trái phép động vật hoang dã trong hành lý của người dân khi họ làm thủ tục sân bay.Trong số này, vào tháng 6 vừa qua, 2 phụ nữ Ấn Độ là là Nithya Raja (38 tuổi) và Zakia Sulthana (24 tuổi) bị bắt giữ tại sân bay Suvarnabhumi ở thủ đô Bangkok của Thái Lan vì buôn lậu hơn 100 động vật hoang dã còn sống bao gồm: tắc kè hoa, tatu, nhím và rắn.Theo cơ quan chức năng, số lượng động vật hoang dã trên được phát hiện khi máy quét X-quang tại sân bay Suvarnabhumi Nithya soi vali của Raja và Sulthana. Hai người này làm thủ tục để bay tới thành phố Chennai của Ấn Độ.Vào tháng 12/2021, lực lượng an ninh tại sân bay Quốc tế El Dorado ở Bogotá, Colombia phát hiện, thu giữ hơn 300 sinh vật trong 210 hộp nhựa mà các du khách giấu giữa các cuộn phim trong. Chúng được tìm thấy trong vali hành lý của 2 công dân Đức.Cụ thể, 232 con nhện cửa sập, 67 con gián, một con bọ cạp và 9 quả trứng nhện được lực lượng chức năng tìm thấy trong vali hành lý của 2 người trên.Theo quan chức Bộ Môi trường Colombia, 2 công dân Đức giải thích việc vận chuyển hơn 300 sinh vật này là phục vụ hoạt động nghiên cứu. Thế nhưng, hai người này không xuất trình được giấy phép chuyển động vật ra khỏi Colombia.Mời độc giả xem video: Khi động vật hoang dã kêu cứu. Nguồn: VTV24.
Khi kiểm tra hành lý của một người đàn ông di chuyển từ Đức với địa điểm hạ cánh là Singapore, các nhân viên an ninh tại sân bay Munich đã ghi nhận hình ảnh X-quang của một con cá sấu hiếm. Sau đó, họ thông báo cho lực lượng Hải quan sân bay Munich để kiểm tra hành lý người đàn ông bị tình nghi.
Kế quả là lực lượng chức năng phát hiện bên trong hành lý của người đàn ông có một con cá sấu bạch tạng còn sống. Nó bị bọc lại bằng màng bọc thực phẩm.
Do đó, cơ quan chức năng đã mở cuộc điều tra đối với người đàn ông trên. Đồng thời, các nhân viên hải quan và bác sĩ thú y giải cứu và chăm sóc đặc biệt đối với con cá sấu bạch tạng trên. Hiện nó được chăm sóc tại một nhà chứa bò sát.
Trước vụ việc này, bà Anbarasi Boopal, Phó giám đốc Hiệp hội Nghiên cứu và Bảo tồn động vật cho biết những người buôn lậu vận chuyển các động vật quý hiếm như cá sấu bạch tạng để có thể bán với giá cao từ 20.000 - 2 triệu USD.
Trước đó, cơ quan chức năng phát hiện một số vụ vận chuyển trái phép động vật hoang dã trong hành lý của người dân khi họ làm thủ tục sân bay.
Trong số này, vào tháng 6 vừa qua, 2 phụ nữ Ấn Độ là là Nithya Raja (38 tuổi) và Zakia Sulthana (24 tuổi) bị bắt giữ tại sân bay Suvarnabhumi ở thủ đô Bangkok của Thái Lan vì buôn lậu hơn 100 động vật hoang dã còn sống bao gồm: tắc kè hoa, tatu, nhím và rắn.
Theo cơ quan chức năng, số lượng động vật hoang dã trên được phát hiện khi máy quét X-quang tại sân bay Suvarnabhumi Nithya soi vali của Raja và Sulthana. Hai người này làm thủ tục để bay tới thành phố Chennai của Ấn Độ.
Vào tháng 12/2021, lực lượng an ninh tại sân bay Quốc tế El Dorado ở Bogotá, Colombia phát hiện, thu giữ hơn 300 sinh vật trong 210 hộp nhựa mà các du khách giấu giữa các cuộn phim trong. Chúng được tìm thấy trong vali hành lý của 2 công dân Đức.
Cụ thể, 232 con nhện cửa sập, 67 con gián, một con bọ cạp và 9 quả trứng nhện được lực lượng chức năng tìm thấy trong vali hành lý của 2 người trên.
Theo quan chức Bộ Môi trường Colombia, 2 công dân Đức giải thích việc vận chuyển hơn 300 sinh vật này là phục vụ hoạt động nghiên cứu. Thế nhưng, hai người này không xuất trình được giấy phép chuyển động vật ra khỏi Colombia.
Mời độc giả xem video: Khi động vật hoang dã kêu cứu. Nguồn: VTV24.