Năm 1929, trước khi hiệp hội bảo vệ động vật nuôi được thành lập, Ernest Glen Wever và Charles W Bray đã quyết định thử biến đổi một con mèo sống bằng xương bằng thịt thành thiết bị giao tiếp thông thường của con người. Sau khi tháo một phần xương sọ của nó, họ lắp các điện cực vào nhóm dây thần kinh thính giác bên phải và cơ thể của con mèo. Chúng được kết nối bởi một sợi cáp dài 18m dẫn đến hệ thống loa khuếch âm ở trong phòng cách li. Khi một người nói vào tai của con mèo, âm thanh đó có thể được truyền qua loa vào trong phòng để người bên kia nghe được.Các thí nghiệm để tạo ra một con chó hai đầu những năm 1950 và 1960 do nhà khoa học Liên Xô Vladimir Demikhov thực hiện. Ca phẫu thuật thực hiện bằng cách khâu phần đầu của chú chó Shavka 9 tuổi vào cơ thể của một con chó khác lớn hơn - Brodyaga. Được biết, trước đó chính tay họ đã phải tách động/tĩnh mạch chủ và phần cột sống nối đến cổ của Shavka để có thể nối đầu nó vào cơ thể Brodyaga. Bất ngờ là chú chó 2 đầu đã có thể ăn uống và sinh hoạt bình thường, mặc dù chỉ 4 ngày sau chúng đã chết. Tuy nhiên, điều đáng nói và ghê sợ ở đây là Demikhov vẫn tiếp tục tiến hành thêm nhiều thí nghiệm tương tự nữa trên nhiều con chó khác nhau.Vacanti là tên một cá thể chuột được thí nghiệm vào năm 1997, với đặc điểm cơ thể dị thường là một bộ phận giống hệt tai người mọc ra ở sau lưng. Thực chất, bộ phận đó được làm từ khung polyme sinh học. Các tế bào sụn dưới da dần được nuôi dưỡng và phát triển để cuối cùng mọc lên hoàn thiện như vậy. Đây là bằng chứng cho thấy tiềm năng của việc nuôi cấy mô sụn nhân tạo trong y học.Các nhà nghiên cứu tại Đại học Bang Wyoming đã tiến hành thí nghiệm lai ghép dê với nhện vào năm 2010, cho ra kết quả là một đàn dê cái sản xuất sữa có chứa tơ. Những người tham gia nghiên cứu khẳng định, đàn dê vẫn hoàn toàn bình thường.Năm 1962, một bác sĩ chuyên về tâm thần tại Trường Y khoa Thành phố Oklahoma đã tiêm 297 miligam thuốc ảo giác LSD vào một con voi vị thành niên. Lượng này gấp hơn 1.000 lần liều thông thường cho con người. Sau vài phút, chú voi Tusko lắc lư, oằn mình ngã xuống đất, đại tiện và lên cơn động kinh. Nhằm hồi sức cho Tusko, các nhà nghiên cứu đã tiêm một liều lớn thuốc điều trị tâm thần phân liệt để chấm dứt triệu chứng. Kết quả nghiên cứu công bố trên tạp chí khoa học Nature cho rằng LSD "có tác dụng trong việc kiểm soát voi ở châu Phi".Năm 2006, các nhà khoa học từ Khoa Công nghệ về Động vật học - Đại học Quốc gia Đài Loan đã quyết định cấy thêm những dữ liệu gen vào phôi của những cá thể lợn. Cuối cùng, 3 cá thể đã được ghi nhận có khả năng phát ra ánh sáng huỳnh quang xanh. Không chỉ tầng da bên ngoài mà cả nội tạng của chúng cũng phát sáng tương tự. Các nhà khoa học cũng nhấn mạnh rằng thành tựu liên quan có thể được ứng dụng để phát triển thêm trong lĩnh vực nghiên cứu về gen và tế bào gốc cũng như các mầm bệnh của con người.Ca phẫu thuật thí nghiệm phục chế khuôn mặt cho Đại úy William Spreckley (ảnh trên) được nhắc đến nhiều nhất, khi ông vốn đã bị thương nặng bởi nhiều mảnh đạn lên mặt, đặc biệt là phần mũi và má, vào tháng 1 năm 1971. Tiến sỹ Gillies đã lấy một phần sụn xương sườn của bệnh nhân và cấy vào khu vực trán bị tổn thương. Sau 6 tháng tiếp tục điều trị, Tiến sỹ lại lấy nó ra và dùng để tái tạo khuôn mũi. Sau 3 năm theo dõi và chăm sóc, tình trạng của Spreckley đã tiến triển thêm rất nhiều và có thể xuất viện.R.J. Reynolds và Philip Morris International - 2 tập đoàn thuốc lá khổng lồ làm thí nghiệm về tác động của khói thuốc lá với sinh vật sống. Họ cho các loài vật như khỉ, chó, mèo, gia súc... hút thuốc hàng ngày, bơm thẳng khói thuốc vào mũi chúng hàng giờ liền. Hệ quả, da của chúng bị tổn hại nghiêm trọng, lông rụng hết, mắt đỏ ngầu, và bắt đầu có dấu hiệu ho. Nhưng ung thư thì không, và họ cho rằng điều này chứng minh khói thuốc không liên quan đến ung thư.Theo số liệu của PETA, mỗi năm có 10.000 động vật sống tại Hoa Kỳ bị bắn, bị đâm chém, mổ xẻ và sát hại nhằm phục vụ quá trình huấn luyện trong quân đội. Trước kia, PETA đã từng thực hiện một vài video liên quan đến quá trình này, trong đó có đoạn phim về cảnh một con dê bị cắt chân, rút nội tạng khi còn sống nhằm huấn luyện sơ cứu cho quân y.Thí nghiệm phương pháp kiềm chế áp dụng cho loài khỉ. Chúng sẽ bị khóa tay và nhốt vào lồng hẹp, kín rồi ép lại. Ngoài ra, chúng còn bị tiêm thuốc ketamine, thuốc an thần để hạn chế phản ứng chống cự. Bất chấp những nỗi đau đớn loài khỉ phải chịu đựng, các chuyên gia tiếp tục sử dụng chất độc thần kinh để gây tổn thương cơ thể loài khỉ y như một bệnh nhân thật. Sau đó tiến hành thử nhiều loại thuốc nhằm chữa trị căn bệnh đó.Những chú khỉ bị đem làm thí nghiệm với mục đích đơn thuần chỉ để chứng minh ảnh hưởng của chất gây nghiện tới con người. Những phương thức dùng trong thí nghiệm này đã vượt khỏi các chuẩn mực đạo đức với loài vật. Những con khỉ được huấn luyện để có thể tự tiêm các chất gây nghiện như mooc-phin, cocaine, codein, rượu và amphetamine vào cơ thể.Chính phủ Mỹ từng mong muốn đào tạo được mèo điệp viên nên đã tiến hành thí nghiệm huấn luyện một con mèo trong vòng 5 năm trời. Không chỉ dừng lại ở việc việc huấn luyện, họ còn cấy ghép một thiết bị nghe lén và kiềm chế cảm giác đói vào trong con mèo - đó là một cái ăngten chạy bằng pin được cấy vào bên trong đuôi của con mèo tội nghiệp.Để thực hiện thí nghiệm kích ứng trên loài thỏ, các chuyên gia sử dụng chất có khả năng ăn mòn trực tiếp để thử trên mắt của nhiều con thỏ, qua đó nhằm đánh giá tình hình mô mắt bị hủy hoại như thế nào. Sau khi bị nhỏ những hóa chất như trên mà không có thuốc an thần hỗ trợ, những con thỏ gần như lập tức phát ra những tiếng kêu đau đớn, thậm chí chúng còn gãy cả cổ hay lưng vì cố gắng vùng vẫy thoát khỏi sự kìm kẹp của các dụng cụ nghiên cứu.
Năm 1929, trước khi hiệp hội bảo vệ động vật nuôi được thành lập, Ernest Glen Wever và Charles W Bray đã quyết định thử biến đổi một con mèo sống bằng xương bằng thịt thành thiết bị giao tiếp thông thường của con người. Sau khi tháo một phần xương sọ của nó, họ lắp các điện cực vào nhóm dây thần kinh thính giác bên phải và cơ thể của con mèo. Chúng được kết nối bởi một sợi cáp dài 18m dẫn đến hệ thống loa khuếch âm ở trong phòng cách li. Khi một người nói vào tai của con mèo, âm thanh đó có thể được truyền qua loa vào trong phòng để người bên kia nghe được.
Các thí nghiệm để tạo ra một con chó hai đầu những năm 1950 và 1960 do nhà khoa học Liên Xô Vladimir Demikhov thực hiện. Ca phẫu thuật thực hiện bằng cách khâu phần đầu của chú chó Shavka 9 tuổi vào cơ thể của một con chó khác lớn hơn - Brodyaga. Được biết, trước đó chính tay họ đã phải tách động/tĩnh mạch chủ và phần cột sống nối đến cổ của Shavka để có thể nối đầu nó vào cơ thể Brodyaga. Bất ngờ là chú chó 2 đầu đã có thể ăn uống và sinh hoạt bình thường, mặc dù chỉ 4 ngày sau chúng đã chết. Tuy nhiên, điều đáng nói và ghê sợ ở đây là Demikhov vẫn tiếp tục tiến hành thêm nhiều thí nghiệm tương tự nữa trên nhiều con chó khác nhau.
Vacanti là tên một cá thể chuột được thí nghiệm vào năm 1997, với đặc điểm cơ thể dị thường là một bộ phận giống hệt tai người mọc ra ở sau lưng. Thực chất, bộ phận đó được làm từ khung polyme sinh học. Các tế bào sụn dưới da dần được nuôi dưỡng và phát triển để cuối cùng mọc lên hoàn thiện như vậy. Đây là bằng chứng cho thấy tiềm năng của việc nuôi cấy mô sụn nhân tạo trong y học.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Bang Wyoming đã tiến hành thí nghiệm lai ghép dê với nhện vào năm 2010, cho ra kết quả là một đàn dê cái sản xuất sữa có chứa tơ. Những người tham gia nghiên cứu khẳng định, đàn dê vẫn hoàn toàn bình thường.
Năm 1962, một bác sĩ chuyên về tâm thần tại Trường Y khoa Thành phố Oklahoma đã tiêm 297 miligam thuốc ảo giác LSD vào một con voi vị thành niên. Lượng này gấp hơn 1.000 lần liều thông thường cho con người. Sau vài phút, chú voi Tusko lắc lư, oằn mình ngã xuống đất, đại tiện và lên cơn động kinh. Nhằm hồi sức cho Tusko, các nhà nghiên cứu đã tiêm một liều lớn thuốc điều trị tâm thần phân liệt để chấm dứt triệu chứng. Kết quả nghiên cứu công bố trên tạp chí khoa học Nature cho rằng LSD "có tác dụng trong việc kiểm soát voi ở châu Phi".
Năm 2006, các nhà khoa học từ Khoa Công nghệ về Động vật học - Đại học Quốc gia Đài Loan đã quyết định cấy thêm những dữ liệu gen vào phôi của những cá thể lợn. Cuối cùng, 3 cá thể đã được ghi nhận có khả năng phát ra ánh sáng huỳnh quang xanh. Không chỉ tầng da bên ngoài mà cả nội tạng của chúng cũng phát sáng tương tự. Các nhà khoa học cũng nhấn mạnh rằng thành tựu liên quan có thể được ứng dụng để phát triển thêm trong lĩnh vực nghiên cứu về gen và tế bào gốc cũng như các mầm bệnh của con người.
Ca phẫu thuật thí nghiệm phục chế khuôn mặt cho Đại úy William Spreckley (ảnh trên) được nhắc đến nhiều nhất, khi ông vốn đã bị thương nặng bởi nhiều mảnh đạn lên mặt, đặc biệt là phần mũi và má, vào tháng 1 năm 1971. Tiến sỹ Gillies đã lấy một phần sụn xương sườn của bệnh nhân và cấy vào khu vực trán bị tổn thương. Sau 6 tháng tiếp tục điều trị, Tiến sỹ lại lấy nó ra và dùng để tái tạo khuôn mũi. Sau 3 năm theo dõi và chăm sóc, tình trạng của Spreckley đã tiến triển thêm rất nhiều và có thể xuất viện.
R.J. Reynolds và Philip Morris International - 2 tập đoàn thuốc lá khổng lồ làm thí nghiệm về tác động của khói thuốc lá với sinh vật sống. Họ cho các loài vật như khỉ, chó, mèo, gia súc... hút thuốc hàng ngày, bơm thẳng khói thuốc vào mũi chúng hàng giờ liền. Hệ quả, da của chúng bị tổn hại nghiêm trọng, lông rụng hết, mắt đỏ ngầu, và bắt đầu có dấu hiệu ho. Nhưng ung thư thì không, và họ cho rằng điều này chứng minh khói thuốc không liên quan đến ung thư.
Theo số liệu của PETA, mỗi năm có 10.000 động vật sống tại Hoa Kỳ bị bắn, bị đâm chém, mổ xẻ và sát hại nhằm phục vụ quá trình huấn luyện trong quân đội. Trước kia, PETA đã từng thực hiện một vài video liên quan đến quá trình này, trong đó có đoạn phim về cảnh một con dê bị cắt chân, rút nội tạng khi còn sống nhằm huấn luyện sơ cứu cho quân y.
Thí nghiệm phương pháp kiềm chế áp dụng cho loài khỉ. Chúng sẽ bị khóa tay và nhốt vào lồng hẹp, kín rồi ép lại. Ngoài ra, chúng còn bị tiêm thuốc ketamine, thuốc an thần để hạn chế phản ứng chống cự. Bất chấp những nỗi đau đớn loài khỉ phải chịu đựng, các chuyên gia tiếp tục sử dụng chất độc thần kinh để gây tổn thương cơ thể loài khỉ y như một bệnh nhân thật. Sau đó tiến hành thử nhiều loại thuốc nhằm chữa trị căn bệnh đó.
Những chú khỉ bị đem làm thí nghiệm với mục đích đơn thuần chỉ để chứng minh ảnh hưởng của chất gây nghiện tới con người. Những phương thức dùng trong thí nghiệm này đã vượt khỏi các chuẩn mực đạo đức với loài vật. Những con khỉ được huấn luyện để có thể tự tiêm các chất gây nghiện như mooc-phin, cocaine, codein, rượu và amphetamine vào cơ thể.
Chính phủ Mỹ từng mong muốn đào tạo được mèo điệp viên nên đã tiến hành thí nghiệm huấn luyện một con mèo trong vòng 5 năm trời. Không chỉ dừng lại ở việc việc huấn luyện, họ còn cấy ghép một thiết bị nghe lén và kiềm chế cảm giác đói vào trong con mèo - đó là một cái ăngten chạy bằng pin được cấy vào bên trong đuôi của con mèo tội nghiệp.
Để thực hiện thí nghiệm kích ứng trên loài thỏ, các chuyên gia sử dụng chất có khả năng ăn mòn trực tiếp để thử trên mắt của nhiều con thỏ, qua đó nhằm đánh giá tình hình mô mắt bị hủy hoại như thế nào. Sau khi bị nhỏ những hóa chất như trên mà không có thuốc an thần hỗ trợ, những con thỏ gần như lập tức phát ra những tiếng kêu đau đớn, thậm chí chúng còn gãy cả cổ hay lưng vì cố gắng vùng vẫy thoát khỏi sự kìm kẹp của các dụng cụ nghiên cứu.