Smartphone là một lĩnh vực có tốc độ phát triển và thay đổi chóng mặt với hàng loạt thiết bị mới được ra mắt mỗi năm. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công vượt bậc, thị trường này cũng tồn tại rất nhiều thất bại, thậm chí được đánh giá là “thảm họa". Ngay cả những ông lớn như Apple và Samsung cũng có những lần thất bị về công nghệ, Slashgear nhận định. Ảnh: Iftamil. Sự cố Antennagate trên iPhone 4. iPhone 4 là mẫu smartphone rất thành công, nhưng cũng là một trong những bê bối lớn nhất trong lịch sử của Apple. Vì phải đáp ứng yêu cầu làm ra một chiếc điện thoại mỏng, các kỹ sư tại Apple đã sử dụng thiết kế ăng-ten tích hợp vào viền thép. Điều này đã vô tình gây ra hiện tượng mất sóng khi người dùng cầm máy trên tay. Tuy nhiên, nhất quyết không nhận sai, Apple khẳng định đây là lỗi phần mềm, hiển thị sai biểu tượng cột sóng. Cuối cùng chính Steve Jobs đã phải thừa nhận nguyên nhân đến từ vấn đề ở phần cứng và đề nghị hoàn tiền cho người dùng. Ảnh: Getty Images.
Điện thoại Facebook HTC First. Năm 2013, là một cái tên sừng sỏ trên thị trường công nghệ, HTC được kỳ vọng sẽ tạo ra một thành công lớn khi kết hợp với Facebook để ra mắt HTC First (Facebook Phone). Nhưng trên thực tế, thiết bị này đã tụt giá thảm hại chỉ còn 0,99 USD để kích cầu người dùng chỉ sau vài tuần ra mắt. Theo Slashgear, nguyên nhân của sự thất bại này là vì người dùng không muốn một chiếc smartphone chỉ đơn giản là tập trung vào Facebook và chứa quá nhiều tùy biến cho mạng xã hội này. Ảnh: Getty Images.BlackBerry Storm chuyển sang cảm ứng nhưng thất bại. BlackBerry từng là một trong những nhà sản xuất điện thoại hàng đầu tại Mỹ, nhưng hãng lại không theo kịp khi thế giới chuyển sang smartphone. Điện thoại đầu tiên không có bàn phím vật lý của họ là mẫu Storm. Với hàng loạt vấn đề xuất hiện như đột tử, màn hình phản hồi chậm, thiết bị này được đánh giá là "phá nát giá trị cốt lõi của BlackBerry" và là khởi đầu cho sự lụi tàn của một đế chế công nghệ. Ảnh: Shutterstock. Độ bền của Samsung Galaxy Fold đời đầu. Không chỉ riêng Apple, Samsung cũng có nhiều sản phẩm gặp trắc trở khi ra mắt như chiếc Samsung Galaxy Fold đời đầu. Trong đợt thử nghiệm sản phẩm, nhiều người dùng đã phản ánh việc thiết bị đã bị hỏng màn hình vì cơ cấu bản lề không ngăn bụi triệt để. Sau đó, Samsung đã phải thu hồi sản phẩm và nghiên cứu thêm để sửa lỗi. DJ Koh, CEO Samsung vào thời điểm đó, đã gọi đây là một sự cố “đáng xấu hổ”, đồng thời khẳng định sẽ khắc phục trong thời gian sớm nhất. Ảnh: Samsung.Sự cố pin trên Samsung Galaxy Note 7. Nhiều chiếc Samsung Galaxy Note 7 quá nhiệt vì pin, khiến người dùng gặp nguy hiểm về tính mạng và thiệt hại về tài sản. Galaxy Note 7 sau đó đã bị cấm mang lên máy bay, đồng thời, Samsung phải thu hồi toàn bộ thiết bị trên toàn cầu, chấp nhận đổi máy mới cho khách hàng, thiệt hại hàng tỷ USD. Ảnh: Android Authority.Nỗ lực bán smartphone xa xỉ thất bại của Vertu Signature Touch. Hiện nay, smartphone xuất hiện ở hầu hết phân khúc từ bình dân đến cao cấp. Tuy nhiên, cách đây 6 năm, có một chiếc điện thoại thông minh đã được bán với giá không tưởng: 10.000 USD. Đó là chiếc smartphone Vertu Signature Touch. Lý do thiết bị có mức giá cao ngất ngưởng là vì vật liệu sử dụng bao gồm pha lê, vàng và phần da được làm thủ công tinh xảo. Chiếc smartphone xa xỉ này không thể thuyết phục người dùng, vì họ cho rằng điện thoại là thiết bị sẽ sớm trở nên lỗi thời chỉ trong vòng 2 năm nên chẳng có lý do gì để chi quá nhiều tiền cho nó. Ảnh: Shutterstock.
Smartphone là một lĩnh vực có tốc độ phát triển và thay đổi chóng mặt với hàng loạt thiết bị mới được ra mắt mỗi năm. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công vượt bậc, thị trường này cũng tồn tại rất nhiều thất bại, thậm chí được đánh giá là “thảm họa". Ngay cả những ông lớn như Apple và Samsung cũng có những lần thất bị về công nghệ, Slashgear nhận định. Ảnh: Iftamil.
Sự cố Antennagate trên iPhone 4. iPhone 4 là mẫu smartphone rất thành công, nhưng cũng là một trong những bê bối lớn nhất trong lịch sử của Apple. Vì phải đáp ứng yêu cầu làm ra một chiếc điện thoại mỏng, các kỹ sư tại Apple đã sử dụng thiết kế ăng-ten tích hợp vào viền thép. Điều này đã vô tình gây ra hiện tượng mất sóng khi người dùng cầm máy trên tay. Tuy nhiên, nhất quyết không nhận sai, Apple khẳng định đây là lỗi phần mềm, hiển thị sai biểu tượng cột sóng. Cuối cùng chính Steve Jobs đã phải thừa nhận nguyên nhân đến từ vấn đề ở phần cứng và đề nghị hoàn tiền cho người dùng. Ảnh: Getty Images.
Điện thoại Facebook HTC First. Năm 2013, là một cái tên sừng sỏ trên thị trường công nghệ, HTC được kỳ vọng sẽ tạo ra một thành công lớn khi kết hợp với Facebook để ra mắt HTC First (Facebook Phone). Nhưng trên thực tế, thiết bị này đã tụt giá thảm hại chỉ còn 0,99 USD để kích cầu người dùng chỉ sau vài tuần ra mắt. Theo Slashgear, nguyên nhân của sự thất bại này là vì người dùng không muốn một chiếc smartphone chỉ đơn giản là tập trung vào Facebook và chứa quá nhiều tùy biến cho mạng xã hội này. Ảnh: Getty Images.
BlackBerry Storm chuyển sang cảm ứng nhưng thất bại. BlackBerry từng là một trong những nhà sản xuất điện thoại hàng đầu tại Mỹ, nhưng hãng lại không theo kịp khi thế giới chuyển sang smartphone. Điện thoại đầu tiên không có bàn phím vật lý của họ là mẫu Storm. Với hàng loạt vấn đề xuất hiện như đột tử, màn hình phản hồi chậm, thiết bị này được đánh giá là "phá nát giá trị cốt lõi của BlackBerry" và là khởi đầu cho sự lụi tàn của một đế chế công nghệ. Ảnh: Shutterstock.
Độ bền của Samsung Galaxy Fold đời đầu. Không chỉ riêng Apple, Samsung cũng có nhiều sản phẩm gặp trắc trở khi ra mắt như chiếc Samsung Galaxy Fold đời đầu. Trong đợt thử nghiệm sản phẩm, nhiều người dùng đã phản ánh việc thiết bị đã bị hỏng màn hình vì cơ cấu bản lề không ngăn bụi triệt để. Sau đó, Samsung đã phải thu hồi sản phẩm và nghiên cứu thêm để sửa lỗi. DJ Koh, CEO Samsung vào thời điểm đó, đã gọi đây là một sự cố “đáng xấu hổ”, đồng thời khẳng định sẽ khắc phục trong thời gian sớm nhất. Ảnh: Samsung.
Sự cố pin trên Samsung Galaxy Note 7. Nhiều chiếc Samsung Galaxy Note 7 quá nhiệt vì pin, khiến người dùng gặp nguy hiểm về tính mạng và thiệt hại về tài sản. Galaxy Note 7 sau đó đã bị cấm mang lên máy bay, đồng thời, Samsung phải thu hồi toàn bộ thiết bị trên toàn cầu, chấp nhận đổi máy mới cho khách hàng, thiệt hại hàng tỷ USD. Ảnh: Android Authority.
Nỗ lực bán smartphone xa xỉ thất bại của Vertu Signature Touch. Hiện nay, smartphone xuất hiện ở hầu hết phân khúc từ bình dân đến cao cấp. Tuy nhiên, cách đây 6 năm, có một chiếc điện thoại thông minh đã được bán với giá không tưởng: 10.000 USD. Đó là chiếc smartphone Vertu Signature Touch. Lý do thiết bị có mức giá cao ngất ngưởng là vì vật liệu sử dụng bao gồm pha lê, vàng và phần da được làm thủ công tinh xảo. Chiếc smartphone xa xỉ này không thể thuyết phục người dùng, vì họ cho rằng điện thoại là thiết bị sẽ sớm trở nên lỗi thời chỉ trong vòng 2 năm nên chẳng có lý do gì để chi quá nhiều tiền cho nó. Ảnh: Shutterstock.