Đuông dừa được coi là một món ăn ngon và bổ dưỡng ở Việt Nam và các quốc gia lân cận. Xung quanh những con sâu béo núc này có nhiều điều không phải ai cũng biết. Ảnh: New AtlasTrên phương diện khoa học, đuông dừa là ấu trùng của loài côn trùng có tên khoa học là Rhynchophorus ferrugineus, thường gọi là mọt cọ đỏ. Đây là một loài côn trùng cánh cứng thuộc họ Bọ vòi voi (Curculionidae), dài 2-4 cm, sống ở các vùng nhiệt đới thuộc châu Á. Ảnh: Wikipedia.Vào mùa sinh sản, mọt cọ đỏ cái trưởng thành bay tới các thân cây dừa một số loài cây thuộc họ Cau khác như cau, chà là, cọ Sago... và dùng vòi đục lỗ vào thân cây hoặc chui vào những kẽ nứt, lỗ hang có sẵn do loài khác để lại. Ảnh: Biolib.cz.Khi vào bên trong, chúng đẻ từ vài chục tới vài trăm quả trứng trông giống hạt gạo. Sau khoảng 3 đến 4 ngày, trứng sẽ nở ra ấu trùng có màu trắng, dài. Ảnh: Biolib.cz.Ấu trùng của mọt cọ đỏ - con đuông - sống từ 50-70 ngày trong thân cây. Suốt thời gian này chúng đục khoét liên tục và trở nên béo mập, đạt chiều dài từ 40 – 50 mm. Đây là lúc đuông được con người khai thác để làm thực phẩm. Ảnh: VnExpress.Sau đó, đuông bắt đầu giai đoạn nhộng. Nhộng nằm trong một kén hình bầu dục được tạo thành bằng các sợi xơ có trong thân cây hoặc bẹ lá. Trong cái kén này, chúng trải qua những biến đổi lớn trong 15-20 ngày. Ảnh: BioChemTech.Kết thúc quá trình nhộng, mọt cọ đỏ trưởng thành chui ra khỏi kén, bay ra ngoài để tìm bạn tình, bắt đầu một chu kỳ sinh sản mới... Ảnh: The Portugal News.Ở khu vực Đông Nam Á, con đuông dừa được coi là một món ăn bổ dưỡng, được chế biến theo nhiều cách khác nhau, phổ biến nhất là rang và ăn sống với các loại gia vị. Ảnh: Danang Fantasticity.Ở Việt Nam, chúng đuông thường được ăn sống với nước mắm trong món ăn gọi là “đuông lội sông”. Các phương cách chế biến khác bao gồm nướng và hấp, được ăn kèm với gạo nếp và rau sống hoặc nấu với cháo. Ảnh: KhesaShop.Gần đây, một nhóm các nhà khoa học từ Thái Lan đã nghiên cứu và phát triển một loại thức ăn mới cho các phi hành gia của NASA khi thực hiện các chuyến bay dài ngày trên vũ trụ. Nguyên liệu của thức ăn mới này chính là đuông dừa, ở Thái Lan gọi là "sâu sago". Ảnh: Fox News.Theo các nhà nghiên cứu, ngoài giá trị dinh dưỡng, đuông dừa còn có một ưu điểm lớn so với các nguồn protein và chất béo khác mà các phi hành gia có thể dùng trong chuyến bay: Chúng dễ sinh sản và phát triển trong điều kiện không gian hẹp và đóng kín. Ảnh: Mark Wiens/Twitter.Mặc dù được coi là một thực phẩm có giá trị cao, đuông dừa có thể trở thành sâu hại nếu phát triển quá mức ở các vùng trồng dừa thương phẩm, như khu vực Bến Tre của Việt Nam. Ảnh: Pellegrini Giardini.Từ năm 2016, theo Nghị định 31 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật, đuông dừa đã trở thành đối tượng bị cấm nuôi và buôn bán ở Việt Nam. Ảnh: Tieudung.vn.Mời quý độc giả xem video: Khám phá thế giới của loài bọ ngựa | VTV2.
Đuông dừa được coi là một món ăn ngon và bổ dưỡng ở Việt Nam và các quốc gia lân cận. Xung quanh những con sâu béo núc này có nhiều điều không phải ai cũng biết. Ảnh: New Atlas
Trên phương diện khoa học, đuông dừa là ấu trùng của loài côn trùng có tên khoa học là Rhynchophorus ferrugineus, thường gọi là mọt cọ đỏ. Đây là một loài côn trùng cánh cứng thuộc họ Bọ vòi voi (Curculionidae), dài 2-4 cm, sống ở các vùng nhiệt đới thuộc châu Á. Ảnh: Wikipedia.
Vào mùa sinh sản, mọt cọ đỏ cái trưởng thành bay tới các thân cây dừa một số loài cây thuộc họ Cau khác như cau, chà là, cọ Sago... và dùng vòi đục lỗ vào thân cây hoặc chui vào những kẽ nứt, lỗ hang có sẵn do loài khác để lại. Ảnh: Biolib.cz.
Khi vào bên trong, chúng đẻ từ vài chục tới vài trăm quả trứng trông giống hạt gạo. Sau khoảng 3 đến 4 ngày, trứng sẽ nở ra ấu trùng có màu trắng, dài. Ảnh: Biolib.cz.
Ấu trùng của mọt cọ đỏ - con đuông - sống từ 50-70 ngày trong thân cây. Suốt thời gian này chúng đục khoét liên tục và trở nên béo mập, đạt chiều dài từ 40 – 50 mm. Đây là lúc đuông được con người khai thác để làm thực phẩm. Ảnh: VnExpress.
Sau đó, đuông bắt đầu giai đoạn nhộng. Nhộng nằm trong một kén hình bầu dục được tạo thành bằng các sợi xơ có trong thân cây hoặc bẹ lá. Trong cái kén này, chúng trải qua những biến đổi lớn trong 15-20 ngày. Ảnh: BioChemTech.
Kết thúc quá trình nhộng, mọt cọ đỏ trưởng thành chui ra khỏi kén, bay ra ngoài để tìm bạn tình, bắt đầu một chu kỳ sinh sản mới... Ảnh: The Portugal News.
Ở khu vực Đông Nam Á, con đuông dừa được coi là một món ăn bổ dưỡng, được chế biến theo nhiều cách khác nhau, phổ biến nhất là rang và ăn sống với các loại gia vị. Ảnh: Danang Fantasticity.
Ở Việt Nam, chúng đuông thường được ăn sống với nước mắm trong món ăn gọi là “đuông lội sông”. Các phương cách chế biến khác bao gồm nướng và hấp, được ăn kèm với gạo nếp và rau sống hoặc nấu với cháo. Ảnh: KhesaShop.
Gần đây, một nhóm các nhà khoa học từ Thái Lan đã nghiên cứu và phát triển một loại thức ăn mới cho các phi hành gia của NASA khi thực hiện các chuyến bay dài ngày trên vũ trụ. Nguyên liệu của thức ăn mới này chính là đuông dừa, ở Thái Lan gọi là "sâu sago". Ảnh: Fox News.
Theo các nhà nghiên cứu, ngoài giá trị dinh dưỡng, đuông dừa còn có một ưu điểm lớn so với các nguồn protein và chất béo khác mà các phi hành gia có thể dùng trong chuyến bay: Chúng dễ sinh sản và phát triển trong điều kiện không gian hẹp và đóng kín. Ảnh: Mark Wiens/Twitter.
Mặc dù được coi là một thực phẩm có giá trị cao, đuông dừa có thể trở thành sâu hại nếu phát triển quá mức ở các vùng trồng dừa thương phẩm, như khu vực Bến Tre của Việt Nam. Ảnh: Pellegrini Giardini.
Từ năm 2016, theo Nghị định 31 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật, đuông dừa đã trở thành đối tượng bị cấm nuôi và buôn bán ở Việt Nam. Ảnh: Tieudung.vn.
Mời quý độc giả xem video: Khám phá thế giới của loài bọ ngựa | VTV2.