Vào thời xe đạp là phương tiện đi lại chủ yếu trên đường phố, chiếc xe đạp Thống Nhất, Phượng Hoàng là tài sản đặc biệt quan trọng của nhiều gia đình. Giá của mỗi chiếc xe lên tới cả cây vàngBabetta là dòng xe máy được du nhập khá sớm vào Việt Nam, khi nó có đủ chức năng của một chiếc xe động cơ, nhưng cũng có chân đạp đề phòng hết xăng. Đến nay, những chiếc Babetta cổ được nhiều dân chơi xe rao bán lại với giá hàng chục triệu đồng.Đầu đội mũ dạ, người mặc áo Ba-đờ-xuy, cưỡi chiếc cúp đã từng là hình ảnh về một người có tiền ở Hà Nội thời xưa. Những chiếc xe như Supper Cub 50, Honda 67, Simson, xe Minsk cũng là cả gia sản mà người Việt Nam thời đó phấn đấu có được. Giá của một chiếc Cub 50 vào những năm đầu thập niên 90 khoảng trên 3 triệu đồng.Nồi áp suất Liên Xô là loại “lâu đời” nhất tại thị trường Việt Nam. Đặc trưng của nồi áp suất Liên Xô là được làm bằng nhôm, độ bền rất cao, an toàn và chắc chắn. Do đó, nhiều người Việt Nam bây giờ vẫn tìm mua dòng sản phẩm này mặc dù đã không còn bán trên thị trường từ nhiều năm nayPhích đá TMT (Temet) Liên Xô được dùng khi tủ lạnh vẫn còn là vật dụng xa xỉ với phần lớn người Việt.Bàn là Jauza cũng là ‘hàng xách tay’ từ Liên Xô về Việt Nam trong thập niên 1970, 1980 . Bàn là Jauza có độ bền cao,nóng nhanh và giữ nhiệt rất tốt.Thời điểm trước năm 1985, những ai có đài VEF 206 mà nghe là may. Những gia đình ở nông thôn phải bán cả lứa lợn chưa chắc sắm được chiếc đài Liên Xô này.Tủ lạnh Saratov, đây là chiếc tủ lạnh “ nồi đồng cối đá” đúng nghĩa, có hình thức trang nhã, dung tích vừa phải – từ 140 đến 160 lít, hầu hết các chi tiết của tủ đều được là bằng sắt, máy tốt, chạy hơi ồn.Những năm 80-90 của thế kỷ trước, chiếc tivi được xem là thước đo đẳng cấp của những gia đình có điều kiện. Khi đó, người Việt chủ yếu chuộng các sản phẩm của Nhật, từ Hitachi...... tới thương hiệu NEC Perfect Vision. Đây là một chiếc NEC Vision có màn hình 25 inch với thùng gỗ thịt, cửa xếp, chân đế.Một số thương hiệu vẫn còn được ưa chuộng đến tận ngày nay, như Sanyo...... hay loại Samsung 359r, thịnh hành thập niên 80. Mỗi chiếc tivi khi đó có giá bằng cả cây vàng, được xem là gia tài lớn trong những gia đình giàu có.Đài catsettle Sharp 777 một thời là niềm mơ ước của nhiều người Việt Nam. Ở miền Bắc thời còn bao cấp, chỉ gia đình nào có người thân là thủy thủ tàu Viễn Dương hoặc VOSCO (Công ty Cổ phần vận tải biển Việt Nam) mang từ Nhật về mới sở hữu được chiếc catsette này. Tuy không thời thượng như tivi, nhưng những chiếc Sharp 777 cũng có giá 7-8 chỉ vàng.Những chiếc đồng hồ Slava của Liên Xô một thời là món đồ ưa thích của người trẻ.Những chiếc quạt con cóc, quạt tai voi Điện cơ vẫn còn được sử dụng tại một số khu vực nông thôn cho đến tận ngày nay.Một trong những món quà cưới phổ biến vào những năm 80 của thế kỷ trước tại Việt Nam là phích nước Rạng Đông. Giá của mỗi chiếc phích này không quá đắt, nhưng được nhiều người giữ gìn rất cẩn thận, vì nếu vỡ ruột sẽ khó tìm được sản phẩm thay thế.
Vào thời xe đạp là phương tiện đi lại chủ yếu trên đường phố, chiếc xe đạp Thống Nhất, Phượng Hoàng là tài sản đặc biệt quan trọng của nhiều gia đình. Giá của mỗi chiếc xe lên tới cả cây vàng
Babetta là dòng xe máy được du nhập khá sớm vào Việt Nam, khi nó có đủ chức năng của một chiếc xe động cơ, nhưng cũng có chân đạp đề phòng hết xăng. Đến nay, những chiếc Babetta cổ được nhiều dân chơi xe rao bán lại với giá hàng chục triệu đồng.
Đầu đội mũ dạ, người mặc áo Ba-đờ-xuy, cưỡi chiếc cúp đã từng là hình ảnh về một người có tiền ở Hà Nội thời xưa. Những chiếc xe như Supper Cub 50, Honda 67, Simson, xe Minsk cũng là cả gia sản mà người Việt Nam thời đó phấn đấu có được. Giá của một chiếc Cub 50 vào những năm đầu thập niên 90 khoảng trên 3 triệu đồng.
Nồi áp suất Liên Xô là loại “lâu đời” nhất tại thị trường Việt Nam. Đặc trưng của nồi áp suất Liên Xô là được làm bằng nhôm, độ bền rất cao, an toàn và chắc chắn. Do đó, nhiều người Việt Nam bây giờ vẫn tìm mua dòng sản phẩm này mặc dù đã không còn bán trên thị trường từ nhiều năm nay
Phích đá TMT (Temet) Liên Xô được dùng khi tủ lạnh vẫn còn là vật dụng xa xỉ với phần lớn người Việt.
Bàn là Jauza cũng là ‘hàng xách tay’ từ Liên Xô về Việt Nam trong thập niên 1970, 1980 . Bàn là Jauza có độ bền cao,nóng nhanh và giữ nhiệt rất tốt.
Thời điểm trước năm 1985, những ai có đài VEF 206 mà nghe là may. Những gia đình ở nông thôn phải bán cả lứa lợn chưa chắc sắm được chiếc đài Liên Xô này.
Tủ lạnh Saratov, đây là chiếc tủ lạnh “ nồi đồng cối đá” đúng nghĩa, có hình thức trang nhã, dung tích vừa phải – từ 140 đến 160 lít, hầu hết các chi tiết của tủ đều được là bằng sắt, máy tốt, chạy hơi ồn.
Những năm 80-90 của thế kỷ trước, chiếc tivi được xem là thước đo đẳng cấp của những gia đình có điều kiện. Khi đó, người Việt chủ yếu chuộng các sản phẩm của Nhật, từ Hitachi...
... tới thương hiệu NEC Perfect Vision. Đây là một chiếc NEC Vision có màn hình 25 inch với thùng gỗ thịt, cửa xếp, chân đế.
Một số thương hiệu vẫn còn được ưa chuộng đến tận ngày nay, như Sanyo...
... hay loại Samsung 359r, thịnh hành thập niên 80. Mỗi chiếc tivi khi đó có giá bằng cả cây vàng, được xem là gia tài lớn trong những gia đình giàu có.
Đài catsettle Sharp 777 một thời là niềm mơ ước của nhiều người Việt Nam. Ở miền Bắc thời còn bao cấp, chỉ gia đình nào có người thân là thủy thủ tàu Viễn Dương hoặc VOSCO (Công ty Cổ phần vận tải biển Việt Nam) mang từ Nhật về mới sở hữu được chiếc catsette này. Tuy không thời thượng như tivi, nhưng những chiếc Sharp 777 cũng có giá 7-8 chỉ vàng.
Những chiếc đồng hồ Slava của Liên Xô một thời là món đồ ưa thích của người trẻ.
Những chiếc quạt con cóc, quạt tai voi Điện cơ vẫn còn được sử dụng tại một số khu vực nông thôn cho đến tận ngày nay.
Một trong những món quà cưới phổ biến vào những năm 80 của thế kỷ trước tại Việt Nam là phích nước Rạng Đông. Giá của mỗi chiếc phích này không quá đắt, nhưng được nhiều người giữ gìn rất cẩn thận, vì nếu vỡ ruột sẽ khó tìm được sản phẩm thay thế.