Dự đoán hiện tượng Mặt trăng máu hiếm có sẽ xuất hiện vào cuối tuần này trong dịp Lễ Phục Sinh đang thu hút sự chú ý của đông đảo những người yêu thiên văn. Theo đó, hiện tượng có thể diễn ra vào thời gian từ 3-5/4, là dấu hiệu sự trở lại của Chúa Kitô.Người dân Việt Nam cùng cư dân một số vùng trên thế giới sẽ có cơ hội quan sát hiện tượng nguyệt thực toàn phần hay còn gọi là "Mặt trăng máu" đầu tiên trong năm 2015. Theo thống kê, có lẽ đây là lần nguyệt thực toàn phần ngắn nhất của thế kỷ 21. Các nước ở khu vực Bắc Mỹ, Australia và Đông Á sẽ có điều kiện quan sát sự kiện lần này thuận lợi nhất.Tháng 10/2014, người dân trên toàn thế giới rất hân hoan khi có cơ hội quan sát nguyệt thực toàn phần lần thứ hai trong năm, xảy ra cũng là lúc mặt trăng nhuốm màu đỏ rõ và đẹp nhất.Trước đó, trong đợt xuất hiện Mặt trăng máu vào khoảng từ ngày 14-15/5/2014, nhiều người người xem sôi sục đi lùng mua ống nhòm và kính thiên văn nhỏ để nhìn rõ được bề mặt màu đỏ của mặt trăng. Nhưng những người yêu thiên văn Việt Nam đã thất vọng vì không quan sát được.Hiện tượng "Mặt trăng máu" từng được dự đoán sẽ xuất hiện 4 lần trong 2 năm 2014, 2015. Một chuỗi 4 lần Mặt trăng máu như vậy được gọi là Tetrad và là hiện tượng hiếm có, chỉ xảy ra 8 lần trong thế kỷ này.Theo Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA), 4 lần nguyệt thực toàn phần liên tiếp rất hiếm khi xảy ra. Từng xuất hiện 4 lần nguyệt thực toàn phần trong các năm từ 1600 - 1900. Tuy nhiên, trong thế kỷ 21, hiện tượng này nhiều lần xảy ra.Mục sư John Hagee, người sáng lập Giáo Hội Cornerstone Texas cho rằng 4 lần Mặt trăng máu trong 2 năm là sự kiện hiếm hoi và dường như đó là dấu hiệu cho một sự kiện chấn động sắp xảy ra trên thế giới.Tháng 12/2011, những người yêu thiên văn ở thế giới và cả Việt Nam từng sửng sốt chứng kiến hiện tượng Mặt trăng máu ám ảnh đầy ma mị, khi màu vàng của Mặt trăng biến thành màu đỏ đen hoặc đỏ đồng.Tháng 10/2010, Mặt trăng máu xuất hiện lần đầu tiên sau gần 3 năm khiến những người yêu thích thiên văn ở Tây Âu, Nam Mỹ, Tây Phi, Đông và Bắc Á đều rất hứng khởi quan sát.Mặt trăng máu luôn được coi là hiện tượng tự nhiên hiếm có và kỳ bí, là hiện tượng đặc biệt của nguyệt thực toàn phần. Khi đó, Trái đất che phủ hoàn toàn Mặt trăng, Mặt trời sẽ chiếu ánh sáng vào Mặt trăng tạo nên màu đỏ.
Dự đoán hiện tượng Mặt trăng máu hiếm có sẽ xuất hiện vào cuối tuần này trong dịp Lễ Phục Sinh đang thu hút sự chú ý của đông đảo những người yêu thiên văn. Theo đó, hiện tượng có thể diễn ra vào thời gian từ 3-5/4, là dấu hiệu sự trở lại của Chúa Kitô.
Người dân Việt Nam cùng cư dân một số vùng trên thế giới sẽ có cơ hội quan sát hiện tượng nguyệt thực toàn phần hay còn gọi là "Mặt trăng máu" đầu tiên trong năm 2015. Theo thống kê, có lẽ đây là lần nguyệt thực toàn phần ngắn nhất của thế kỷ 21. Các nước ở khu vực Bắc Mỹ, Australia và Đông Á sẽ có điều kiện quan sát sự kiện lần này thuận lợi nhất.
Tháng 10/2014, người dân trên toàn thế giới rất hân hoan khi có cơ hội quan sát nguyệt thực toàn phần lần thứ hai trong năm, xảy ra cũng là lúc mặt trăng nhuốm màu đỏ rõ và đẹp nhất.
Trước đó, trong đợt xuất hiện Mặt trăng máu vào khoảng từ ngày 14-15/5/2014, nhiều người người xem sôi sục đi lùng mua ống nhòm và kính thiên văn nhỏ để nhìn rõ được bề mặt màu đỏ của mặt trăng. Nhưng những người yêu thiên văn Việt Nam đã thất vọng vì không quan sát được.
Hiện tượng "Mặt trăng máu" từng được dự đoán sẽ xuất hiện 4 lần trong 2 năm 2014, 2015. Một chuỗi 4 lần Mặt trăng máu như vậy được gọi là Tetrad và là hiện tượng hiếm có, chỉ xảy ra 8 lần trong thế kỷ này.
Theo Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA), 4 lần nguyệt thực toàn phần liên tiếp rất hiếm khi xảy ra. Từng xuất hiện 4 lần nguyệt thực toàn phần trong các năm từ 1600 - 1900. Tuy nhiên, trong thế kỷ 21, hiện tượng này nhiều lần xảy ra.
Mục sư John Hagee, người sáng lập Giáo Hội Cornerstone Texas cho rằng 4 lần Mặt trăng máu trong 2 năm là sự kiện hiếm hoi và dường như đó là dấu hiệu cho một sự kiện chấn động sắp xảy ra trên thế giới.
Tháng 12/2011, những người yêu thiên văn ở thế giới và cả Việt Nam từng sửng sốt chứng kiến hiện tượng Mặt trăng máu ám ảnh đầy ma mị, khi màu vàng của Mặt trăng biến thành màu đỏ đen hoặc đỏ đồng.
Tháng 10/2010, Mặt trăng máu xuất hiện lần đầu tiên sau gần 3 năm khiến những người yêu thích thiên văn ở Tây Âu, Nam Mỹ, Tây Phi, Đông và Bắc Á đều rất hứng khởi quan sát.
Mặt trăng máu luôn được coi là hiện tượng tự nhiên hiếm có và kỳ bí, là hiện tượng đặc biệt của nguyệt thực toàn phần. Khi đó, Trái đất che phủ hoàn toàn Mặt trăng, Mặt trời sẽ chiếu ánh sáng vào Mặt trăng tạo nên màu đỏ.