Vào ngày 3 - 4/1, một hiện tượng thiên văn kỳ thú sẽ xuất hiện là mưa sao băng Quadrantids. Đây là trận mưa sao băng loại trên trung bình, gây ra bởi những mảnh vụn còn lại của sao chổi 2003 EH1. Thời điểm lý tưởng nhất để quan sát hiện tượng này là rạng sáng ngày 4/1.Ngày 20/4, những người yêu thiên văn ở Việt Nam và trên thế giới có cơ hội chiêm ngưỡng hiện tượng nhật thực toàn phần. Hiện tượng này sẽ diễn ra vào sáng và trưa ngày 20/4 theo múi giờ của Việt Nam. Tuy nhiên, chỉ người dân ở các tỉnh/thành phố thuộc khu vực phía Nam có thể theo dõi được một giai đoạn dưới dạng nhật thực một phần thay vì nhật thực toàn phần như nhiều nơi khác trên thế giới.Trong thời gian từ ngày 22 - 23/4, mưa sao băng Lyrids sẽ xuất hiện tuyệt đẹp trên bầu trời. Đây là mưa sao băng loại trung bình, được gây ra bởi các mảnh vụn của sao chổi C/1861 G1 Thatcher. Mặc dù số lượng sao băng không nhiều thỉnh thoảng có thể xuất hiện những sao băng dài và sáng. Thời điểm thích hợp nhất để bạn quan sát hiện tượng thiên văn này là đêm 22, rạng sáng ngày 23/4.Hiện tượng nguyệt thực nửa tối sẽ xuất hiện trên bầu trời từ hơn 22h tối ngày 5/5 cho tới sáng ngày 6/5. Người dân ở Việt Nam cùng toàn bộ châu Úc và một phần lớn của châu Á, Đông Âu có thể quan sát hiện tượng thiên văn này.Ngày 6 - 7/5, mưa sao băng Eta Aquarids kỳ thú sẽ bùng nổ trên bầu trời. Thế nhưng, do diễn ra gần trùng với thời điểm Trăng tròn (ngay sau đêm có nguyệt thực nửa tối), ánh trăng sẽ cản trở không nhỏ đến việc quan sát mưa sao băng Eta Aquarids của những người yêu thiên văn.Mưa sao băng Delta Aquarids sẽ đạt cực điểm vào tối ngày 28/7, rạng sáng ngày 29/7. Đây là trận mưa sao băng loại trung bình (hoặc nhỏ), thường diễn ra từ giữa tháng 7 cho tới hơn quá nửa tháng 8 hàng năm.Từ ngày 12 - 13/8, người yêu thiên văn có cơ hội chiêm ngưỡng mưa sao băng Perseids tuyệt đẹp. Vào thời điểm cực đại, Perseids có thể đạt từ 60 - 100 sao băng/giờ.Vào đêm ngày 31/8, hiện tượng siêu trăng sẽ xảy ra khi Mặt trăng tới gần cận địa (điểm gần Trái đất nhất trên quỹ đạo của nó) vào cùng lúc với pha Trăng tròn. Vì vậy, mọi người sẽ thấy trăng tròn lớn hơn và sáng hơn bình thường.Từ ngày 21 - 22/10, mưa sao băng Orionids là một trong những sự kiện thiên văn quan trọng nhất diễn ra trong năm 2023. Trận mưa sao băng này có khu vực trung tâm là chòm sao Orion - một chòm sao mà nhiều người dễ nhận ra nên có thể quan sát thuận lợi.Rạng sáng ngày 29/10, người yêu thiên văn ở Việt Nam sẽ có thể theo dõi nguyệt thực một phần với độ che phủ thấp (chỉ hơn 12%).Vào đêm ngày 13, rạng sáng 14/12, mưa sao băng Geminids - trận mưa sao băng lớn nhất năm sẽ xuất hiện. Vào thời điểm cực đỉnh, mọi người có thể quan sát thấy 100 - 120 sao băng/giờ trong điều kiện thời tiết thuận lợi.Mời độc giả xem video: Trăng máu - hiện tượng thiên văn thế kỷ. Nguồn: Tin Tức VTV24.
Vào ngày 3 - 4/1, một hiện tượng thiên văn kỳ thú sẽ xuất hiện là mưa sao băng Quadrantids. Đây là trận mưa sao băng loại trên trung bình, gây ra bởi những mảnh vụn còn lại của sao chổi 2003 EH1. Thời điểm lý tưởng nhất để quan sát hiện tượng này là rạng sáng ngày 4/1.
Ngày 20/4, những người yêu thiên văn ở Việt Nam và trên thế giới có cơ hội chiêm ngưỡng hiện tượng nhật thực toàn phần. Hiện tượng này sẽ diễn ra vào sáng và trưa ngày 20/4 theo múi giờ của Việt Nam. Tuy nhiên, chỉ người dân ở các tỉnh/thành phố thuộc khu vực phía Nam có thể theo dõi được một giai đoạn dưới dạng nhật thực một phần thay vì nhật thực toàn phần như nhiều nơi khác trên thế giới.
Trong thời gian từ ngày 22 - 23/4, mưa sao băng Lyrids sẽ xuất hiện tuyệt đẹp trên bầu trời. Đây là mưa sao băng loại trung bình, được gây ra bởi các mảnh vụn của sao chổi C/1861 G1 Thatcher. Mặc dù số lượng sao băng không nhiều thỉnh thoảng có thể xuất hiện những sao băng dài và sáng. Thời điểm thích hợp nhất để bạn quan sát hiện tượng thiên văn này là đêm 22, rạng sáng ngày 23/4.
Hiện tượng nguyệt thực nửa tối sẽ xuất hiện trên bầu trời từ hơn 22h tối ngày 5/5 cho tới sáng ngày 6/5. Người dân ở Việt Nam cùng toàn bộ châu Úc và một phần lớn của châu Á, Đông Âu có thể quan sát hiện tượng thiên văn này.
Ngày 6 - 7/5, mưa sao băng Eta Aquarids kỳ thú sẽ bùng nổ trên bầu trời. Thế nhưng, do diễn ra gần trùng với thời điểm Trăng tròn (ngay sau đêm có nguyệt thực nửa tối), ánh trăng sẽ cản trở không nhỏ đến việc quan sát mưa sao băng Eta Aquarids của những người yêu thiên văn.
Mưa sao băng Delta Aquarids sẽ đạt cực điểm vào tối ngày 28/7, rạng sáng ngày 29/7. Đây là trận mưa sao băng loại trung bình (hoặc nhỏ), thường diễn ra từ giữa tháng 7 cho tới hơn quá nửa tháng 8 hàng năm.
Từ ngày 12 - 13/8, người yêu thiên văn có cơ hội chiêm ngưỡng mưa sao băng Perseids tuyệt đẹp. Vào thời điểm cực đại, Perseids có thể đạt từ 60 - 100 sao băng/giờ.
Vào đêm ngày 31/8, hiện tượng siêu trăng sẽ xảy ra khi Mặt trăng tới gần cận địa (điểm gần Trái đất nhất trên quỹ đạo của nó) vào cùng lúc với pha Trăng tròn. Vì vậy, mọi người sẽ thấy trăng tròn lớn hơn và sáng hơn bình thường.
Từ ngày 21 - 22/10, mưa sao băng Orionids là một trong những sự kiện thiên văn quan trọng nhất diễn ra trong năm 2023. Trận mưa sao băng này có khu vực trung tâm là chòm sao Orion - một chòm sao mà nhiều người dễ nhận ra nên có thể quan sát thuận lợi.
Rạng sáng ngày 29/10, người yêu thiên văn ở Việt Nam sẽ có thể theo dõi nguyệt thực một phần với độ che phủ thấp (chỉ hơn 12%).
Vào đêm ngày 13, rạng sáng 14/12, mưa sao băng Geminids - trận mưa sao băng lớn nhất năm sẽ xuất hiện. Vào thời điểm cực đỉnh, mọi người có thể quan sát thấy 100 - 120 sao băng/giờ trong điều kiện thời tiết thuận lợi.
Mời độc giả xem video: Trăng máu - hiện tượng thiên văn thế kỷ. Nguồn: Tin Tức VTV24.