Nằm giữa tỉnh Irkutsk và Cộng hòa Buryatia ở phía nam khu vực Siberia của Nga, hồ Baikal được cả thế giới biết đến như một kỳ quan thiên nhiên với nhiều kỷ lục vô tiền khoáng hậu mà hồ nước này lập được. Ảnh: Discovery Russia.Đầu tiên, hồ Baikal chính là hồ sâu nhất thế giới, với độ sâu tối đa là 1.642 mét và độ sâu trung bình là 744 mét. Với các con số này, bất cứ hồ nước nào khác khi được đặt bên hồ Baikal đều trở nên rất “nông cạn”. Ảnh: Travel Real Russia.Ngoài độ sâu kỷ lục, hồ Baikal còn là hồ nước ngọt có lượng nước lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 22-23% tổng lượng nước ngọt không bị đóng băng quanh năm trên bề mặt thế giới. Theo ước tính, thể tích nước của hồ lên tới gần 24.000 km3 nước ngọt. Ảnh: Stark Production BV.Dù xét về diện tích bề mặt, Baikal chỉ hồ nước lớn thứ bảy trên thế giới, nhưng lượng nước mà hồ “không đáy” này chứa đựng còn nhiều hơn cả năm hồ nước của Ngũ Đại Hồ cộng lại. Ảnh: Primavera-spb.ru.Baikal cũng là hồ lâu đời nhất thế giới, khi được hình thành cách đây 25-30 triệu năm trước từ một thung lũng tách giãn cổ có hình lưỡi liềm dài với diện tích bề mặt 31.722 km2. Đây là dạng hồ đứt gãy lục địa điển hình. Ảnh: Wide Angle Dreams.Là một trong những hồ nước trong nhất thế giới, vào mùa đông, ở những khu vực mở, hồ Baikal trong tới mức có thể thấy được tới độ sâu 30–40 mét. Vào mùa hè, độ trong sẽ giảm xuống mức từ 5–8 mét.Nhiệt độ nước hồ thay đổi đáng kể tùy thuộc vào vị trí, độ sâu và thời gian trong năm. Trong mùa đông và mùa xuân, bề mặt hồ đóng băng trong khoảng từ 4-5 tháng, bắt đầu từ tháng 1 cho đến đầu tháng 5-6. Ảnh: SCMP.Về địa hình, hồ được bao quanh bởi dãy núi Baikal ở bờ phía Bắc và dãy Barguzin ở bờ Đông Bắc. Trong lòng hồ có 27 hòn đảo, lớn nhất là đào Olkhon, dài 72 km, là hòn đảo trên hồ lớn thứ ba thế giới. Nguồn nước hồ được cấp bởi 330 dòng sông. Ảnh: Franks Travelbox.Được bao quanh bới những khu rừng nguyên sinh rộng lớn, khu vực hồ Baikal có sự đa dạng sinh học rất cao. Đây là nơi sinh sống của hơn 1.000 loài thực vật và 2.500 loài động vật, trong đó 80% động vật là loài đặc hữu. Ảnh: Behance.Loài vật nổi tiếng nhất và được tìm thấy trong khắp vùng hồ là loài hải cẩu Baikal (Pusa sibirica). Đây là một trong ba quần thể hải cẩu sống hoàn toàn trong khu vực nước ngọt trên thế giới. Ảnh: New Atlas.Khu vực phía Đông bờ hồ là nơi sinh sống của các bộ lạc người Buryat. Họ duy trì lối sống cổ xưa, chăn nuôi dê, lạc đà, bò và cừu trong một môi trường khắc nghiệt khi nhiệt độ trung bình tối thiểu vào mùa đông là −19°C. Ảnh: Young Pioneer Tours.Ngày nay Hồ Baikal là một điểm đến phổ biến của khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới. Các hoạt động ở đây thay đổi theo hai mùa đông và hè. Vào mùa đông, các hoạt động trên băng diễn ra sôi động, trong khi mùaa hè là thời điểm lý tưởng để khám phá các cánh rừng. Ảnh: Tildacdn.com.Vào năm 1996, hồ Baikal đã được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới. Ảnh: Tammans.com.Mời quý độc giả xem video: Tổng thống Vladimir Putin sau 2 thập kỷ dẫn dắt nước Nga | VTV TSTC.
Nằm giữa tỉnh Irkutsk và Cộng hòa Buryatia ở phía nam khu vực Siberia của Nga, hồ Baikal được cả thế giới biết đến như một kỳ quan thiên nhiên với nhiều kỷ lục vô tiền khoáng hậu mà hồ nước này lập được. Ảnh: Discovery Russia.
Đầu tiên, hồ Baikal chính là hồ sâu nhất thế giới, với độ sâu tối đa là 1.642 mét và độ sâu trung bình là 744 mét. Với các con số này, bất cứ hồ nước nào khác khi được đặt bên hồ Baikal đều trở nên rất “nông cạn”. Ảnh: Travel Real Russia.
Ngoài độ sâu kỷ lục, hồ Baikal còn là hồ nước ngọt có lượng nước lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 22-23% tổng lượng nước ngọt không bị đóng băng quanh năm trên bề mặt thế giới. Theo ước tính, thể tích nước của hồ lên tới gần 24.000 km3 nước ngọt. Ảnh: Stark Production BV.
Dù xét về diện tích bề mặt, Baikal chỉ hồ nước lớn thứ bảy trên thế giới, nhưng lượng nước mà hồ “không đáy” này chứa đựng còn nhiều hơn cả năm hồ nước của Ngũ Đại Hồ cộng lại. Ảnh: Primavera-spb.ru.
Baikal cũng là hồ lâu đời nhất thế giới, khi được hình thành cách đây 25-30 triệu năm trước từ một thung lũng tách giãn cổ có hình lưỡi liềm dài với diện tích bề mặt 31.722 km2. Đây là dạng hồ đứt gãy lục địa điển hình. Ảnh: Wide Angle Dreams.
Là một trong những hồ nước trong nhất thế giới, vào mùa đông, ở những khu vực mở, hồ Baikal trong tới mức có thể thấy được tới độ sâu 30–40 mét. Vào mùa hè, độ trong sẽ giảm xuống mức từ 5–8 mét.
Nhiệt độ nước hồ thay đổi đáng kể tùy thuộc vào vị trí, độ sâu và thời gian trong năm. Trong mùa đông và mùa xuân, bề mặt hồ đóng băng trong khoảng từ 4-5 tháng, bắt đầu từ tháng 1 cho đến đầu tháng 5-6. Ảnh: SCMP.
Về địa hình, hồ được bao quanh bởi dãy núi Baikal ở bờ phía Bắc và dãy Barguzin ở bờ Đông Bắc. Trong lòng hồ có 27 hòn đảo, lớn nhất là đào Olkhon, dài 72 km, là hòn đảo trên hồ lớn thứ ba thế giới. Nguồn nước hồ được cấp bởi 330 dòng sông. Ảnh: Franks Travelbox.
Được bao quanh bới những khu rừng nguyên sinh rộng lớn, khu vực hồ Baikal có sự đa dạng sinh học rất cao. Đây là nơi sinh sống của hơn 1.000 loài thực vật và 2.500 loài động vật, trong đó 80% động vật là loài đặc hữu. Ảnh: Behance.
Loài vật nổi tiếng nhất và được tìm thấy trong khắp vùng hồ là loài hải cẩu Baikal (Pusa sibirica). Đây là một trong ba quần thể hải cẩu sống hoàn toàn trong khu vực nước ngọt trên thế giới. Ảnh: New Atlas.
Khu vực phía Đông bờ hồ là nơi sinh sống của các bộ lạc người Buryat. Họ duy trì lối sống cổ xưa, chăn nuôi dê, lạc đà, bò và cừu trong một môi trường khắc nghiệt khi nhiệt độ trung bình tối thiểu vào mùa đông là −19°C. Ảnh: Young Pioneer Tours.
Ngày nay Hồ Baikal là một điểm đến phổ biến của khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới. Các hoạt động ở đây thay đổi theo hai mùa đông và hè. Vào mùa đông, các hoạt động trên băng diễn ra sôi động, trong khi mùaa hè là thời điểm lý tưởng để khám phá các cánh rừng. Ảnh: Tildacdn.com.
Vào năm 1996, hồ Baikal đã được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới. Ảnh: Tammans.com.
Mời quý độc giả xem video: Tổng thống Vladimir Putin sau 2 thập kỷ dẫn dắt nước Nga | VTV TSTC.