Chính quyền thành phố Quý Dương quyết định cho tu sửa lại sông Quán Thành nên 2 bên bờ chất đầy những thứ vớt được bên dưới lòng sông. Vì vậy ông Trương đã ra đây để tìm xem có gi đặc sắc để mang về sưu tầm.Trong lúc tìm kiếm, ông Trương phát hiện ra một hòn đá màu xanh rêu tuyệt đẹp. Khi nhặt viên đá lên thì nhận thấy nó giống như một khối thủy tinh.Soi dưới ánh sáng mặt trời, nó phát ra màu xanh sáng lấp lánh như những khối đá peridot. Vì nó khá đặc biệt nên ông Trương đã quyết định mang về nhà và tìm kiếm xem nó là đá gì.Cuối cùng ông cũng tìm được nội dung liên quan tới loại đá Moldavite quý hiếm của Cộng hòa Séc. Ông Trương đã tham khảo ý kiến của một số chuyên gia và họ đều xác nhận đây là đá Moldavite.Theo các chuyên gia, trọng lượng của viên đá Moldavite lớn nhất mới được tìm thấy gần đây là 258 gr, còn viên đá của ông nặng tới 384 gr, dài tới 8 cm và rộng 6,4 cm.Vì vậy viên đá mà ông Trương tìm được có thể chính là khối Moldavite lớn nhất thế giới. Đá Moldavite được hình thành khi một thiên thạch tác động đến bề mặt Trái đất 15 triệu năm trước.Lực của cú va chạm và sức nóng dữ dội đã tạo ra một "dạng thủy tinh" được đẩy về phía bờ sông Vitava ở Cộng hòa Séc ("Moldau", tiếng Đức). Tên Moldavite được lấy từ tên thị trấn nơi tìm ra mẫu vật đầu tiên của loại đá này.Đá Moldavite còn có tên gọi là “đá Bouteille” hoặc là “Vltavin”. Đá có màu xanh ô liu hơi mờ (xanh lá cây hơi nâu), có ánh thủy tinh. Đá Moldavite có độ cứng là 5,5-7 trên thang Mohs.Moldavite thuộc nhóm khoáng sản Tektite, đó là một nhóm nhỏ của đá thủy tinh tự nhiên (trong nhóm này có obsidian). Moldavite đôi khi còn được gọi là “đá quý duy nhất ngoài trái đất” hay là “đá quý sinh ra từ những ngôi sao”.Moldavite đã từng được cho là một sản phẩm nhân tạo và trong một thời gian dài, nó thậm chí còn được cho là một loại thủy tinh núi lửa obsidian.Moldavite lần đầu tiên được giới thiệu bởi giáo sư Josef Mayer của Đại học Prague như là “chrysolites”. Sau đó, cái tên “chrysolites” đã được thay thế bằng “moldavite” theo tên của thị trấn Moldauthein.Đá Moldavite được chia thành 3 loại: Chất lượng cao, chất lượng trung bình và cấp thường. 3 cấp độ trên có thể được phân biệt qua vẻ ngoài của nó. Do có giá trị cao nên đá Moldavite thường bị làm giả rất nhiều.
Mời các bạn xem video: Khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp tại các quốc gia ít dân nhất thế giới. Nguồn: VTC.
Chính quyền thành phố Quý Dương quyết định cho tu sửa lại sông Quán Thành nên 2 bên bờ chất đầy những thứ vớt được bên dưới lòng sông. Vì vậy ông Trương đã ra đây để tìm xem có gi đặc sắc để mang về sưu tầm.
Trong lúc tìm kiếm, ông Trương phát hiện ra một hòn đá màu xanh rêu tuyệt đẹp. Khi nhặt viên đá lên thì nhận thấy nó giống như một khối thủy tinh.
Soi dưới ánh sáng mặt trời, nó phát ra màu xanh sáng lấp lánh như những khối đá peridot. Vì nó khá đặc biệt nên ông Trương đã quyết định mang về nhà và tìm kiếm xem nó là đá gì.
Cuối cùng ông cũng tìm được nội dung liên quan tới loại đá Moldavite quý hiếm của Cộng hòa Séc. Ông Trương đã tham khảo ý kiến của một số chuyên gia và họ đều xác nhận đây là đá Moldavite.
Theo các chuyên gia, trọng lượng của viên đá Moldavite lớn nhất mới được tìm thấy gần đây là 258 gr, còn viên đá của ông nặng tới 384 gr, dài tới 8 cm và rộng 6,4 cm.
Vì vậy viên đá mà ông Trương tìm được có thể chính là khối Moldavite lớn nhất thế giới. Đá Moldavite được hình thành khi một thiên thạch tác động đến bề mặt Trái đất 15 triệu năm trước.
Lực của cú va chạm và sức nóng dữ dội đã tạo ra một "dạng thủy tinh" được đẩy về phía bờ sông Vitava ở Cộng hòa Séc ("Moldau", tiếng Đức). Tên Moldavite được lấy từ tên thị trấn nơi tìm ra mẫu vật đầu tiên của loại đá này.
Đá Moldavite còn có tên gọi là “đá Bouteille” hoặc là “Vltavin”. Đá có màu xanh ô liu hơi mờ (xanh lá cây hơi nâu), có ánh thủy tinh. Đá Moldavite có độ cứng là 5,5-7 trên thang Mohs.
Moldavite thuộc nhóm khoáng sản Tektite, đó là một nhóm nhỏ của đá thủy tinh tự nhiên (trong nhóm này có obsidian). Moldavite đôi khi còn được gọi là “đá quý duy nhất ngoài trái đất” hay là “đá quý sinh ra từ những ngôi sao”.
Moldavite đã từng được cho là một sản phẩm nhân tạo và trong một thời gian dài, nó thậm chí còn được cho là một loại thủy tinh núi lửa obsidian.
Moldavite lần đầu tiên được giới thiệu bởi giáo sư Josef Mayer của Đại học Prague như là “chrysolites”. Sau đó, cái tên “chrysolites” đã được thay thế bằng “moldavite” theo tên của thị trấn Moldauthein.