Vương Kiện, một nhân viên văn phòng ở Nhã An, thuộc tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc đã tình cờ nhặt được những viên đá kỳ lạ ở đập Lưỡng Hà Khẩu và đem về nhà.Sau đó, người bạn họ Lý của Vương Kiện, một người rất rành về khoáng chất và đá quý hiếm, tới nhà chơi. Vương Kiện khoe với Lý về những viên đá mình đã nhặt được. Người họ Lý kia đề nghị được xem những viên đá đó và cho rằng đây là thiên thạch.Sau đó, Vương Kiện và bạn bè của mình tới Trung tâm kiểm định Đá và Khoáng sản Thành Đô thuộc Cục Địa chất và Tài nguyên khoáng sản tỉnh Tứ Xuyên để nhờ kiểm tra.Cuối cùng, các chuyên gia đã kết luận rằng những viên đá mà Vương Kiện tìm thấy là đá Tektite, chứ không phải là thiên thạch. Tên gọi của loại đá này xuất phát từ tiếng Hi Lạp là "Tektos" có nghĩa là "nóng chảy", ngụ ý nói tới nguồn gốc phát sinh của nó: hình thành khi bị nóng chảy rồi nguội rất nhanh.Ngoài ra, nó còn có tên gọi khác là đá Tectit do nhà địa chất học người Áo - Franz Eduard Suess đặt cho. Đá Tektite được coi là loại đá quý đặc biệt, có nguồn gốc từ vũ trụ. Nó tồn tại ở dạng thủy tinh tự nhiên.Các nhà khoa học đã tìm được nhiều dấu tích chứng minh chúng được hình thành do sự va chạm của thiên thạch với vỏ Trái Đất. Nhiệt độ cao và lực va chạm vô cùng mạnh của chúng khiến cho đá và cát bắn lên không trung, bay vào không gian và nguội dần.Sau khi nguội đi, chúng bị các tiểu hành tinh hoặc sao chổi va đập và đẩy trở lại Trái Đất, rơi xuống mặt đất và tạo nên đá Tektite. Mặc dù thiên thạch tạo ra đá Tektite nhưng bản thân nó lại không phải là thiên thạch.Đặc điểm nhận dạng của đá Tektite là thường có vết lõm lỗ chỗ trên bề mặt do bị nhiệt độ cao, ma sát làm nóng. Khi cắt ra chúng có 1 bề mặt bóng loáng, khi chiếu ánh sáng mạnh sẽ thấy ánh sáng tỏa ra có màu vàng xám.Đá Tektite được hình thành từ các vụ va chạm thiên thạch tuy nhiên không phải bất cứ nơi nào bạn cũng có thể tìm thấy loại đá này. Các nhà khoa học, đặc biệt các nhà thiên văn học đã chia làm 4 khu vực tìm thấy đá Tektite, mỗi nơi lại có những cách gọi riêng cho dòng đá đặc biệt này.Khu vực châu Úc và bán đảo Đông Dương: đá Tectit có nhiều ở Australia và khu vực bán đảo Đông Dương, đá thiên thạch được tìm thấy tại các khu vực này thường có màu đen tối. Khu vực Bờ Biển Ngà: tại Bờ Biển Ngà người ta gọi đá Tectit là Ivorite và đây là loại đá có màu đen.Khu vực Trung Âu: Tại đây người ta gọi đá Tectit là đá Moldavite (thường tìm thấy ở cộng hòa Séc) và có màu xanh lá cây. Khu vực Bắc Mỹ: Khu vực này phân đá Tectit làm 2 loại, đá Tectit tìm thấy ở bang Texas được gọi là Bediasites có màu nâu sẫm đến đen còn ở bang Georgia lại gọi là Georgiaites có màu xanh lục hơi ngả vàng.Trong thành phần hóa học của Tektite chủ yếu là SiO2, Al2O3, CaO…, giống với thành phần hóa học của vỏ Trái đất, không giống với thành phần hóa học của thiên thạch vốn chứa Niken và Sắt là chủ yếu.
Mời các bạn xem video: Khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp tại các quốc gia ít dân nhất thế giới. Nguồn: VTC.
Vương Kiện, một nhân viên văn phòng ở Nhã An, thuộc tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc đã tình cờ nhặt được những viên đá kỳ lạ ở đập Lưỡng Hà Khẩu và đem về nhà.
Sau đó, người bạn họ Lý của Vương Kiện, một người rất rành về khoáng chất và đá quý hiếm, tới nhà chơi. Vương Kiện khoe với Lý về những viên đá mình đã nhặt được. Người họ Lý kia đề nghị được xem những viên đá đó và cho rằng đây là thiên thạch.
Sau đó, Vương Kiện và bạn bè của mình tới Trung tâm kiểm định Đá và Khoáng sản Thành Đô thuộc Cục Địa chất và Tài nguyên khoáng sản tỉnh Tứ Xuyên để nhờ kiểm tra.
Cuối cùng, các chuyên gia đã kết luận rằng những viên đá mà Vương Kiện tìm thấy là đá Tektite, chứ không phải là thiên thạch. Tên gọi của loại đá này xuất phát từ tiếng Hi Lạp là "Tektos" có nghĩa là "nóng chảy", ngụ ý nói tới nguồn gốc phát sinh của nó: hình thành khi bị nóng chảy rồi nguội rất nhanh.
Ngoài ra, nó còn có tên gọi khác là đá Tectit do nhà địa chất học người Áo - Franz Eduard Suess đặt cho. Đá Tektite được coi là loại đá quý đặc biệt, có nguồn gốc từ vũ trụ. Nó tồn tại ở dạng thủy tinh tự nhiên.
Các nhà khoa học đã tìm được nhiều dấu tích chứng minh chúng được hình thành do sự va chạm của thiên thạch với vỏ Trái Đất. Nhiệt độ cao và lực va chạm vô cùng mạnh của chúng khiến cho đá và cát bắn lên không trung, bay vào không gian và nguội dần.
Sau khi nguội đi, chúng bị các tiểu hành tinh hoặc sao chổi va đập và đẩy trở lại Trái Đất, rơi xuống mặt đất và tạo nên đá Tektite. Mặc dù thiên thạch tạo ra đá Tektite nhưng bản thân nó lại không phải là thiên thạch.
Đặc điểm nhận dạng của đá Tektite là thường có vết lõm lỗ chỗ trên bề mặt do bị nhiệt độ cao, ma sát làm nóng. Khi cắt ra chúng có 1 bề mặt bóng loáng, khi chiếu ánh sáng mạnh sẽ thấy ánh sáng tỏa ra có màu vàng xám.
Đá Tektite được hình thành từ các vụ va chạm thiên thạch tuy nhiên không phải bất cứ nơi nào bạn cũng có thể tìm thấy loại đá này. Các nhà khoa học, đặc biệt các nhà thiên văn học đã chia làm 4 khu vực tìm thấy đá Tektite, mỗi nơi lại có những cách gọi riêng cho dòng đá đặc biệt này.
Khu vực châu Úc và bán đảo Đông Dương: đá Tectit có nhiều ở Australia và khu vực bán đảo Đông Dương, đá thiên thạch được tìm thấy tại các khu vực này thường có màu đen tối. Khu vực Bờ Biển Ngà: tại Bờ Biển Ngà người ta gọi đá Tectit là Ivorite và đây là loại đá có màu đen.
Khu vực Trung Âu: Tại đây người ta gọi đá Tectit là đá Moldavite (thường tìm thấy ở cộng hòa Séc) và có màu xanh lá cây. Khu vực Bắc Mỹ: Khu vực này phân đá Tectit làm 2 loại, đá Tectit tìm thấy ở bang Texas được gọi là Bediasites có màu nâu sẫm đến đen còn ở bang Georgia lại gọi là Georgiaites có màu xanh lục hơi ngả vàng.