Terry Rudolph đặt giả thuyết rằng: "Nếu người ngoài hành tinh muốn giao tiếp trong khoảng cách rộng lớn mà không cần báo cho người khác về thông điệp của họ, thì phải làm theo cách đặc biệt".Nhà khoa học này cho rằng, những sinh vật ngoài hành tinh sẽ tản ra giữa các ngôi sao, sau đó gửi thông điệp bằng cách quấn các photon trong các ngôi sao riêng biệt.Cách này có thể làm thay đổi ánh sáng do một ngôi sao phát ra bằng cách can thiệp vào một ngôi sao khác. Người nhận sau đó có thể kiểm tra thông điệp của họ bằng cách quan sát ngôi sao thứ hai, sử dụng quang học tuyến tính."Các photon có thể lan truyền hàng tỷ năm ánh sáng và duy trì sự liên kết lượng tử đáng kể. Do đó, một nền văn minh đủ tiên tiến có thể thực hiện các phép đo không phá hủy lượng tử của số photon", Rudolph cho biết."Khi chúng ta nhìn lên các ngôi sao và chỉ thấy bức xạ nhiệt, chúng ta thường kết luận rằng vũ trụ là trống rỗng. Nhưng có lẽ, trong tương quan của bức xạ đó, vũ trụ thực sự được tắm trong tiếng ồn ào của người ngoài hành tinh và các hình thức xử lý thông tin lượng tử phân tán khác".Dù phương pháp cực kỳ phức tạp mà ông đề xuất có thể thực hiện theo các định luật vật lý, nhưng Rudolph không cho rằng đây là cách mà người ngoài hành tinh đang giao tiếp, đó là một phương pháp mà họ "có thể" làm.Con người luôn nỗ lực tìm cách liên lạc với sự sống ngoài Trái đất. Năm 1962, các nhà khoa học Liên Xô hướng một máy phát vô tuyến vào Sao Kim và chào hành tinh này bằng mã Morse bao gồm ba từ: Mir (tiếng Nga có nghĩa là "hòa bình" hoặc "thế giới"), Lenin và SSSR (từ viết tắt của Liên bang Xô Viết trong bảng chữ cái Latin).Thông điệp này được coi là mang tính biểu tượng, đó là một cuộc thử nghiệm cho một radar hành tinh hoàn toàn mới, một công nghệ gửi sóng vô tuyến vào không gian, với mục tiêu chính là quan sát và lập bản đồ các vật thể trong hệ mặt trời.Năm 1974, một nhóm các nhà khoa học, bao gồm các nhà thiên văn học Frank Drake và Carl Sagan, đã truyền một thông điệp vô tuyến từ Đài quan sát Arecibo ở Puerto Rico về phía Messier 13 - một cụm sao cách chúng ta khoảng 25.000 năm ánh sáng.Gần đây hơn, sóng vô tuyến đã được sử dụng để truyền tải mọi thứ, từ nghệ thuật đến quảng cáo. Năm 2008, Doritos đã bắn quảng cáo của riêng mình vào một hệ mặt trời trong chòm sao Ursa Majoris, cách chúng ta 42 năm ánh sáng.Năm 2010, một thông điệp viết bằng tiếng Klingon - ngôn ngữ được sử dụng bởi những người ngoài hành tinh hư cấu trong vũ trụ "Star Trek" - đã mời những người ngoài hành tinh (giả sử có thật) tham dự một vở opera Klingon ở Hà Lan.Các chuyên gia đều cho rằng, khả năng bất kỳ nỗ lực nào trong số này sẽ tiếp cận các nền văn minh ngoài hành tinh là thấp. Tất nhiên, kết quả đó phụ thuộc vào việc liệu có sự sống ngoài hành tinh trong hệ sao của chúng ta hay không.Mời các bạn xem video: Phi hành gia NASA làm rơi gương ngoài vũ trụ. Nguồn: VTV.
Terry Rudolph đặt giả thuyết rằng: "Nếu người ngoài hành tinh muốn giao tiếp trong khoảng cách rộng lớn mà không cần báo cho người khác về thông điệp của họ, thì phải làm theo cách đặc biệt".
Nhà khoa học này cho rằng, những sinh vật ngoài hành tinh sẽ tản ra giữa các ngôi sao, sau đó gửi thông điệp bằng cách quấn các photon trong các ngôi sao riêng biệt.
Cách này có thể làm thay đổi ánh sáng do một ngôi sao phát ra bằng cách can thiệp vào một ngôi sao khác. Người nhận sau đó có thể kiểm tra thông điệp của họ bằng cách quan sát ngôi sao thứ hai, sử dụng quang học tuyến tính.
"Các photon có thể lan truyền hàng tỷ năm ánh sáng và duy trì sự liên kết lượng tử đáng kể. Do đó, một nền văn minh đủ tiên tiến có thể thực hiện các phép đo không phá hủy lượng tử của số photon", Rudolph cho biết.
"Khi chúng ta nhìn lên các ngôi sao và chỉ thấy bức xạ nhiệt, chúng ta thường kết luận rằng vũ trụ là trống rỗng. Nhưng có lẽ, trong tương quan của bức xạ đó, vũ trụ thực sự được tắm trong tiếng ồn ào của người ngoài hành tinh và các hình thức xử lý thông tin lượng tử phân tán khác".
Dù phương pháp cực kỳ phức tạp mà ông đề xuất có thể thực hiện theo các định luật vật lý, nhưng Rudolph không cho rằng đây là cách mà người ngoài hành tinh đang giao tiếp, đó là một phương pháp mà họ "có thể" làm.
Con người luôn nỗ lực tìm cách liên lạc với sự sống ngoài Trái đất. Năm 1962, các nhà khoa học Liên Xô hướng một máy phát vô tuyến vào Sao Kim và chào hành tinh này bằng mã Morse bao gồm ba từ: Mir (tiếng Nga có nghĩa là "hòa bình" hoặc "thế giới"), Lenin và SSSR (từ viết tắt của Liên bang Xô Viết trong bảng chữ cái Latin).
Thông điệp này được coi là mang tính biểu tượng, đó là một cuộc thử nghiệm cho một radar hành tinh hoàn toàn mới, một công nghệ gửi sóng vô tuyến vào không gian, với mục tiêu chính là quan sát và lập bản đồ các vật thể trong hệ mặt trời.
Năm 1974, một nhóm các nhà khoa học, bao gồm các nhà thiên văn học Frank Drake và Carl Sagan, đã truyền một thông điệp vô tuyến từ Đài quan sát Arecibo ở Puerto Rico về phía Messier 13 - một cụm sao cách chúng ta khoảng 25.000 năm ánh sáng.
Gần đây hơn, sóng vô tuyến đã được sử dụng để truyền tải mọi thứ, từ nghệ thuật đến quảng cáo. Năm 2008, Doritos đã bắn quảng cáo của riêng mình vào một hệ mặt trời trong chòm sao Ursa Majoris, cách chúng ta 42 năm ánh sáng.
Năm 2010, một thông điệp viết bằng tiếng Klingon - ngôn ngữ được sử dụng bởi những người ngoài hành tinh hư cấu trong vũ trụ "Star Trek" - đã mời những người ngoài hành tinh (giả sử có thật) tham dự một vở opera Klingon ở Hà Lan.
Các chuyên gia đều cho rằng, khả năng bất kỳ nỗ lực nào trong số này sẽ tiếp cận các nền văn minh ngoài hành tinh là thấp. Tất nhiên, kết quả đó phụ thuộc vào việc liệu có sự sống ngoài hành tinh trong hệ sao của chúng ta hay không.