Công ty đảm nhận dự án này là SAGA. Nhóm kiến trúc sư tại đây đã lên kế hoạch và thiết kế nguyên mẫu cho ngôi nhà tí hon trong khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 12/2019. Từ tháng 1 đến tháng 6 năm nay, SAGA sẽ tiến hành một số thử nghiệm cho dự án.Kết cấu ngôi nhà được các kiến trúc sư áp dụng kỹ thuật gấp giấy origami từ Nhật Bản nhằm giúp nó có thể được gấp lại nhỏ gọn đến hơn 5 lần so với kích cỡ tối đa, đem lại sự tiện lợi trong khâu vận chuyển.Dù có diện tích tương đối nhỏ, các kiến trúc sư vẫn cố gắng chia công trình này ra thành các khu vực riêng biệt để ăn, ngủ, làm việc, vệ sinh như những ngôi nhà ở bình thường khác.Một số không gian bên trong ngôi nhà tí hon này còn được tận dụng để giúp người ở có một vườn rau thu nhỏ nhằm cung cấp thêm lương thực.Ngôi nhà cũng được trang bị một hệ thống kỹ thuật số vận hành bằng trí tuệ nhân tạo nhằm báo cáo, bảo trì, và sửa chữa các bộ phận hư tổn.Các kiến trúc sư cho biết mặc dù ngôi nhà tí hon này có vẻ ngoài cứng cáp, cồng kềnh như một chiếc bồn chứa nhưng nội thất của nó sẽ đem lại cảm giác ấm áp, gần gũi như một căn nhà thật sự.Những tấm pin Mặt Trời là phương án hiệu quả nhất để đảm bảo năng lượng cho ngôi nhà. Bên cạnh đó, các vật liệu cứng cáp, có tính cách nhiệt giúp công trình chịu được sức gió 90 km/h cũng như đảm bảo những người bên trong không bị ảnh hưởng bởi cái lạnh âm 40 độ C.Các kiến trúc sư chọn khu vực phía bắc đảo Greenland, Đan Mạch để sống thử nghiệm trong ngôi nhà tí hon này vì họ cho rằng đây là nơi có điều kiện tự nhiên giống Mặt Trăng nhất trên thế giới.Công trình sẽ được lắp đặt tại Greenland ngay trong mùa hè này và việc thử nghiệm kéo dài 3 tháng sẽ bắt đầu từ tháng 9/2020.
Công ty đảm nhận dự án này là SAGA. Nhóm kiến trúc sư tại đây đã lên kế hoạch và thiết kế nguyên mẫu cho ngôi nhà tí hon trong khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 12/2019. Từ tháng 1 đến tháng 6 năm nay, SAGA sẽ tiến hành một số thử nghiệm cho dự án.
Kết cấu ngôi nhà được các kiến trúc sư áp dụng kỹ thuật gấp giấy origami từ Nhật Bản nhằm giúp nó có thể được gấp lại nhỏ gọn đến hơn 5 lần so với kích cỡ tối đa, đem lại sự tiện lợi trong khâu vận chuyển.
Dù có diện tích tương đối nhỏ, các kiến trúc sư vẫn cố gắng chia công trình này ra thành các khu vực riêng biệt để ăn, ngủ, làm việc, vệ sinh như những ngôi nhà ở bình thường khác.
Một số không gian bên trong ngôi nhà tí hon này còn được tận dụng để giúp người ở có một vườn rau thu nhỏ nhằm cung cấp thêm lương thực.
Ngôi nhà cũng được trang bị một hệ thống kỹ thuật số vận hành bằng trí tuệ nhân tạo nhằm báo cáo, bảo trì, và sửa chữa các bộ phận hư tổn.
Các kiến trúc sư cho biết mặc dù ngôi nhà tí hon này có vẻ ngoài cứng cáp, cồng kềnh như một chiếc bồn chứa nhưng nội thất của nó sẽ đem lại cảm giác ấm áp, gần gũi như một căn nhà thật sự.
Những tấm pin Mặt Trời là phương án hiệu quả nhất để đảm bảo năng lượng cho ngôi nhà. Bên cạnh đó, các vật liệu cứng cáp, có tính cách nhiệt giúp công trình chịu được sức gió 90 km/h cũng như đảm bảo những người bên trong không bị ảnh hưởng bởi cái lạnh âm 40 độ C.
Các kiến trúc sư chọn khu vực phía bắc đảo Greenland, Đan Mạch để sống thử nghiệm trong ngôi nhà tí hon này vì họ cho rằng đây là nơi có điều kiện tự nhiên giống Mặt Trăng nhất trên thế giới.
Công trình sẽ được lắp đặt tại Greenland ngay trong mùa hè này và việc thử nghiệm kéo dài 3 tháng sẽ bắt đầu từ tháng 9/2020.