Gần đây, tôm hùm đất nhập từ Trung Quốc được bán nhiều tại Việt Nam, giá bán lẻ 250.000-400.000 đồng một kg, tùy kích cỡ. Sau đó được xác định đây là loài ngoại lai nguy hại, Bộ NN-PTNT đã có công văn hỏa tốc đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các ban ngành có liên quan tổ chức kiểm tra, xử lí nghiêm các trường hợp vi phạm liên quan đến tôm hùm đất (tôm hùm càng đỏ).Tôm hùm đất bị cấm ở Việt Nam, có tên khoa học là Cherax quadricarinatus, tên thường gọi là Australian redclaw crayfish, có nguồn gốc từ Australia và Papua New Guinea. Do có hình dạng khá tương đồng và cùng tên gọi tôm hùm đất (hay crayfish trong tiếng Anh), một số người nhầm loài này với một loài họ hàng nổi tiếng hơn là Louisiana crayfish (Procambarus clarkia) có nguồn gốc từ nam nước Mỹ và bắc Mexico.Nhiều nước coi chúng là những loài ngoại lai có nguy cơ gây hại do có khả năng thích nghi tốt với môi trường mới, sinh sản nhanh, ăn tạp. Chúng có thể phá hại mùa màng, cạnh tranh thức ăn với các loài bản địa hay dùng loài bản địa làm thức ăn, đào hang giỏi gây ảnh hưởng đến mương máng, đê điều. Ngoài ra chúng còn mang các mầm bệnh ký sinh nguy hiểm cho các loài thủy, hải sản khác.Hiện Trung Quốc vất vả đối phó với nạn tôm hùm đất phát triển dọc sông Trường Giang. Nếu loài phát tán ra đồng ruộng Việt Nam sẽ nguy hại hơn ốc bươu vàng, làm lây lan mầm bệnh nấm tôm, virus gây bệnh đốm trắng gây thiệt hại nặng nề cho các đầm nuôi tôm. Nếu không ngăn chặn kịp thời, tôm hùm đất sẽ trở thành "đại họa" cho nền nông nghiệp và hệ sinh thái.Tôm hùm đất đã được đưa vào danh mục sinh vật ngoại lai cấm nhập khẩu, phát triển từ năm 2013. Hoạt động kinh doanh, nuôi, phát tán loài tôm này vi phạm Luật đa dạng sinh học 2018. Theo điều 246, Bộ luật Hình sự 2015, người nào nhập khẩu, phát tán các loài ngoại lai xâm hại sẽ bị phạt tiền từ 100 triệu đến một tỷ đồng; phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù 1-5 năm.Không chỉ ở Việt Nam, Mỹ, Tây Ban Nha và nhiều nước châu Phi đã thấm thía các tác hại mà tôm hùm đất gây cho cho hệ sinh thái. Những năm 1960, Tây Ban Nha từng thử nhân giống tôm hùm đất có xuất xứ từ Louisiana, Mỹ. Tuy nhiên, chỉ một thời gian ngắn, tôm hùm đất này phát triển nhanh trong môi trường tự nhiên, phá hủy những cánh đồng lúa ở Tây Ban Nha.Còn ở Mỹ, chính quyền bang Michigan áp dụng các biện pháp hạn chế số lượng tôm hùm đất. Bởi lẽ, chỉ trong thời gian rất ngắn, số lượng tôm hùm đất đã tăng chóng mặt và phá hủy thiên nhiên.Trong một khu vực rộng 4.000m2, chính quyền bang Michigan tìm thấy tới 2.600 con tôm hùm đất. Loài sinh vật ngoại lai này sinh sôi mạnh mẽ, đe dọa lan rộng đến khắp khu vực bang.Trung Quốc cũng "đau đầu" với vấn nạn tôm hùm đất, loài này đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng hệ sinh thái tại khu vực sông Trường Giang.Loài xâm lấn đáng sợ này còn "xâm lược" châu Phi từ những năm 1970, khiến nhiều thực vật thủy sinh ở châu Phi biến mất.Các quốc gia như Kenya, Rwanda, Uganda, Egypt, Zambia, Nam Phi phải chịu thiệt hại rất nặng do sinh vật này. Tôm hùm đất đi đến đâu, chúng quét sạch các sinh vật và cây trồng ở vùng ẩm ướt đến đó, gây ra mất cân bằng sinh thái nghiêm trọng.Tôm hùm đất là loài động vật giáp xác nước ngọt giống như con tôm hùm càng nhỏ, về phân loại học, nó là thành viên của siêu họ Astacoidea và Parastacoidea. Chúng có xuất xứ từ Bắc Mỹ và có tới 500 loài khác nhau. Có loài, con lớn nhất chỉ bằng ngón tay, nhưng cũng có loài dài gần 01 mét, nặng đến 5 kg. Vì có nhiều giống loài nên chúng cũng có nhiều tên gọi khác nhau và tên chung của loài này là crayfish.Trong tiếng Việt, tên gọi tôm hùm đất chủ yếu dùng để chỉ về loài tôm hùm nước ngọt (Procambarus clarkii) một loài được du nhập vào Việt Nam từ Mỹ thông qua thương lái Trung Quốc. Mời quý vị xem video: Mỹ - Tôm hùm đất xâm chiếm sân nhà sau siêu bão
Gần đây, tôm hùm đất nhập từ Trung Quốc được bán nhiều tại Việt Nam, giá bán lẻ 250.000-400.000 đồng một kg, tùy kích cỡ. Sau đó được xác định đây là loài ngoại lai nguy hại, Bộ NN-PTNT đã có công văn hỏa tốc đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các ban ngành có liên quan tổ chức kiểm tra, xử lí nghiêm các trường hợp vi phạm liên quan đến tôm hùm đất (tôm hùm càng đỏ).
Tôm hùm đất bị cấm ở Việt Nam, có tên khoa học là Cherax quadricarinatus, tên thường gọi là Australian redclaw crayfish, có nguồn gốc từ Australia và Papua New Guinea. Do có hình dạng khá tương đồng và cùng tên gọi tôm hùm đất (hay crayfish trong tiếng Anh), một số người nhầm loài này với một loài họ hàng nổi tiếng hơn là Louisiana crayfish (Procambarus clarkia) có nguồn gốc từ nam nước Mỹ và bắc Mexico.
Nhiều nước coi chúng là những loài ngoại lai có nguy cơ gây hại do có khả năng thích nghi tốt với môi trường mới, sinh sản nhanh, ăn tạp. Chúng có thể phá hại mùa màng, cạnh tranh thức ăn với các loài bản địa hay dùng loài bản địa làm thức ăn, đào hang giỏi gây ảnh hưởng đến mương máng, đê điều. Ngoài ra chúng còn mang các mầm bệnh ký sinh nguy hiểm cho các loài thủy, hải sản khác.
Hiện Trung Quốc vất vả đối phó với nạn tôm hùm đất phát triển dọc sông Trường Giang. Nếu loài phát tán ra đồng ruộng Việt Nam sẽ nguy hại hơn ốc bươu vàng, làm lây lan mầm bệnh nấm tôm, virus gây bệnh đốm trắng gây thiệt hại nặng nề cho các đầm nuôi tôm. Nếu không ngăn chặn kịp thời, tôm hùm đất sẽ trở thành "đại họa" cho nền nông nghiệp và hệ sinh thái.
Tôm hùm đất đã được đưa vào danh mục sinh vật ngoại lai cấm nhập khẩu, phát triển từ năm 2013. Hoạt động kinh doanh, nuôi, phát tán loài tôm này vi phạm Luật đa dạng sinh học 2018. Theo điều 246, Bộ luật Hình sự 2015, người nào nhập khẩu, phát tán các loài ngoại lai xâm hại sẽ bị phạt tiền từ 100 triệu đến một tỷ đồng; phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù 1-5 năm.
Không chỉ ở Việt Nam, Mỹ, Tây Ban Nha và nhiều nước châu Phi đã thấm thía các tác hại mà tôm hùm đất gây cho cho hệ sinh thái. Những năm 1960, Tây Ban Nha từng thử nhân giống tôm hùm đất có xuất xứ từ Louisiana, Mỹ. Tuy nhiên, chỉ một thời gian ngắn, tôm hùm đất này phát triển nhanh trong môi trường tự nhiên, phá hủy những cánh đồng lúa ở Tây Ban Nha.
Còn ở Mỹ, chính quyền bang Michigan áp dụng các biện pháp hạn chế số lượng tôm hùm đất. Bởi lẽ, chỉ trong thời gian rất ngắn, số lượng tôm hùm đất đã tăng chóng mặt và phá hủy thiên nhiên.
Trong một khu vực rộng 4.000m2, chính quyền bang Michigan tìm thấy tới 2.600 con tôm hùm đất. Loài sinh vật ngoại lai này sinh sôi mạnh mẽ, đe dọa lan rộng đến khắp khu vực bang.
Trung Quốc cũng "đau đầu" với vấn nạn tôm hùm đất, loài này đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng hệ sinh thái tại khu vực sông Trường Giang.
Loài xâm lấn đáng sợ này còn "xâm lược" châu Phi từ những năm 1970, khiến nhiều thực vật thủy sinh ở châu Phi biến mất.
Các quốc gia như Kenya, Rwanda, Uganda, Egypt, Zambia, Nam Phi phải chịu thiệt hại rất nặng do sinh vật này. Tôm hùm đất đi đến đâu, chúng quét sạch các sinh vật và cây trồng ở vùng ẩm ướt đến đó, gây ra mất cân bằng sinh thái nghiêm trọng.
Tôm hùm đất là loài động vật giáp xác nước ngọt giống như con tôm hùm càng nhỏ, về phân loại học, nó là thành viên của siêu họ Astacoidea và Parastacoidea. Chúng có xuất xứ từ Bắc Mỹ và có tới 500 loài khác nhau. Có loài, con lớn nhất chỉ bằng ngón tay, nhưng cũng có loài dài gần 01 mét, nặng đến 5 kg. Vì có nhiều giống loài nên chúng cũng có nhiều tên gọi khác nhau và tên chung của loài này là crayfish.
Trong tiếng Việt, tên gọi tôm hùm đất chủ yếu dùng để chỉ về loài tôm hùm nước ngọt (Procambarus clarkii) một loài được du nhập vào Việt Nam từ Mỹ thông qua thương lái Trung Quốc.
Mời quý vị xem video: Mỹ - Tôm hùm đất xâm chiếm sân nhà sau siêu bão