Trong khi NASA đã và đang trực tiếp tìm kiếm dấu hiệu sự sống trên mặt sao Hỏa thì một nhóm chuyên gia đã tiến hành nghiên cứu các trầm tích, hóa thạch phát hiện tại Clarkia Middle Miocene, Idaho, Mỹ để ước tính các điều kiện môi trường cổ xưa trên sao Hỏa.Clarkia Middle Miocene ở Idaho là nơi tồn tại các trầm tích của vi sinh vật, thực vật và động vật. Nhóm nghiên cứu do Tiến sĩ Hong Yang và Tiến sĩ Qin Leng đứng đầu đã dành gần 5 thập kỷ để kiểm tra, phân tích các mẫu vật tìm thấy tại đây.Theo nhóm nghiên cứu, các trầm tích, hóa thạch phát hiện ở Clarkia Middle Miocene được bảo quản khá tốt nên còn khá nguyên vẹn dù đã hàng triệu năm tuổi. Trong số này, các chuyên gia đã tìm được một số lá cây hóa thạch có màu sắc và hình dáng khá nguyên vẹn giống như chúng vừa rụng xuống.Thông qua loạt nghiên cứu, nhóm chuyên gia phát hiện một số dấu vết sinh học bao gồm: lignin - một polymer sinh học tự nhiên hỗ trợ cấu trúc cho mô thực vật, lipid như chất béo và sáp và có thể cả DNA và axit amin.Các chuyên gia cho hay việc giải mã được nguồn gốc, lịch sử và các yếu tố môi trường giúp các dấu vết sinh học này được bảo tồn tốt ở Clarkia Middle Miocene có thể giúp đưa ra dự đoán về các chất hữu cơ tồn tại trong các trầm tích trên sao Hỏa. Từ đó, con người có thể giải mã được sự sống trên hành tinh đỏ.Năm 2021, xe tự hành Perseverance đã đến đỉnh hồ ở miệng núi lửa Jezero trên sao Hỏa. Nhiệm vụ của Perseverance là tìm kiếm những dấu hiệu sự sống từ cách đây hàng tỷ năm khi sao Hỏa còn ẩm ướt và ấm hơn so với ngày này.Theo đó, trong thời gian qua, xe tự hành Perseverance đã thu thập các mẫu đất đá, trầm tích trong lòng hồ ở miệng núi lửa Jezero.Những mẫu vật này được NASA dự kiến đưa trở về Trái đất năm 2033 để nghiên cứu, tìm kiếm các dấu hiệu sự sống trên hành tinh đỏ.Clarkia Middle Miocene có nhiều điểm tương đồng với miệng núi lửa Jezero. Hai nơi này đều có trầm tích cổ xưa có nguồn gốc từ đá bazan giàu silic hình thành dưới khí hậu có nhiệt độ cao hơn, độ ẩm cao và bầu không khí giàu carbon dioxide.Tại Clarkia Middle Miocene, các nhà nghiên cứu phát hiện những điều kiện giúp bảo tồn các trầm tích của vi sinh vật, thực vật và động vật nên họ suy đoán điều tương tự cũng có thể xảy ra trên bề mặt sao Hỏa.Mời độc giả xem video: "Rợn tóc gáy" khi xem những hình ảnh kinh dị chụp trên sao Hỏa.
Trong khi NASA đã và đang trực tiếp tìm kiếm dấu hiệu sự sống trên mặt sao Hỏa thì một nhóm chuyên gia đã tiến hành nghiên cứu các trầm tích, hóa thạch phát hiện tại Clarkia Middle Miocene, Idaho, Mỹ để ước tính các điều kiện môi trường cổ xưa trên sao Hỏa.
Clarkia Middle Miocene ở Idaho là nơi tồn tại các trầm tích của vi sinh vật, thực vật và động vật. Nhóm nghiên cứu do Tiến sĩ Hong Yang và Tiến sĩ Qin Leng đứng đầu đã dành gần 5 thập kỷ để kiểm tra, phân tích các mẫu vật tìm thấy tại đây.
Theo nhóm nghiên cứu, các trầm tích, hóa thạch phát hiện ở Clarkia Middle Miocene được bảo quản khá tốt nên còn khá nguyên vẹn dù đã hàng triệu năm tuổi. Trong số này, các chuyên gia đã tìm được một số lá cây hóa thạch có màu sắc và hình dáng khá nguyên vẹn giống như chúng vừa rụng xuống.
Thông qua loạt nghiên cứu, nhóm chuyên gia phát hiện một số dấu vết sinh học bao gồm: lignin - một polymer sinh học tự nhiên hỗ trợ cấu trúc cho mô thực vật, lipid như chất béo và sáp và có thể cả DNA và axit amin.
Các chuyên gia cho hay việc giải mã được nguồn gốc, lịch sử và các yếu tố môi trường giúp các dấu vết sinh học này được bảo tồn tốt ở Clarkia Middle Miocene có thể giúp đưa ra dự đoán về các chất hữu cơ tồn tại trong các trầm tích trên sao Hỏa. Từ đó, con người có thể giải mã được sự sống trên hành tinh đỏ.
Năm 2021, xe tự hành Perseverance đã đến đỉnh hồ ở miệng núi lửa Jezero trên sao Hỏa. Nhiệm vụ của Perseverance là tìm kiếm những dấu hiệu sự sống từ cách đây hàng tỷ năm khi sao Hỏa còn ẩm ướt và ấm hơn so với ngày này.
Theo đó, trong thời gian qua, xe tự hành Perseverance đã thu thập các mẫu đất đá, trầm tích trong lòng hồ ở miệng núi lửa Jezero.
Những mẫu vật này được NASA dự kiến đưa trở về Trái đất năm 2033 để nghiên cứu, tìm kiếm các dấu hiệu sự sống trên hành tinh đỏ.
Clarkia Middle Miocene có nhiều điểm tương đồng với miệng núi lửa Jezero. Hai nơi này đều có trầm tích cổ xưa có nguồn gốc từ đá bazan giàu silic hình thành dưới khí hậu có nhiệt độ cao hơn, độ ẩm cao và bầu không khí giàu carbon dioxide.
Tại Clarkia Middle Miocene, các nhà nghiên cứu phát hiện những điều kiện giúp bảo tồn các trầm tích của vi sinh vật, thực vật và động vật nên họ suy đoán điều tương tự cũng có thể xảy ra trên bề mặt sao Hỏa.
Mời độc giả xem video: "Rợn tóc gáy" khi xem những hình ảnh kinh dị chụp trên sao Hỏa.