Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho hay, tàu thăm dò vũ trụ không người lái MAVEN đã ghi lại khoảnh khắc hai cơn gió Mặt Trời nối đuôi nhau "tấn công" sao Hỏa làm tầng điện ly và từ quyển của hành tinh đỏ phồng to gấp 3 lần. MAVEN là một trong những tàu thăm dò được NASA phóng lên quỹ đạo sao Hỏa.Từ quyển là lớp "vỏ" vô hình bọc lấy khối cầu mà chúng ta trông thấy được của mỗi hành tinh, mang từ trường mạnh mẽ giúp bảo vệ hành tinh khỏi các bức xạ vũ trụ có hại. Trong khi đó, tầng điện ly là phần bị ion hóa nằm ở tầng trên cùng của bầu khí quyển hành tinh.Theo các chuyên gia NASA, gió Mặt trời mang theo các hạt năng lượng cao vẫn thường tấn công các hành tinh, có thể ảnh hưởng xấu đến những thứ trên hành tinh đó bao gồm sự sống. Tuy nhiên, ở Trái Đất, từ quyển mạnh mẽ đã trở thành tấm khiên kiên cố bảo vệ chúng ta và tất cả sự sống.Theo dữ liệu được tàu thăm dò vũ trụ không người lái MAVEN ghi nhận, cơn gió Mặt trời đầu tiên vốn khá bình thường, bay chậm qua sao Hỏa.Tuy nhiên, cơn gió Mặt trời thứ hai bám đuổi ngay sau đó, di chuyển siêu nhanh và đầy năng lượng. Do đó, nhiều hạt Mặt trời dày đặc, hỗn độn được tạo thành và theo hai cơn gió lao nhanh qua Thái Dương hệ.Việc di chuyển nhanh, mạnh mẽ của chúng đã tạm thời đẩy dạt các hạt Mặt trời lang thang trong môi trường. Điều này khiến con đường chúng đi qua chịu một sự sụt giảm nhanh. Các nhà nghiên cứu cho hay, sự việc dẫn tới đầy ứ hạt năng lượng khi 2 cơn gió Mặt trời "tấn công" sao Hỏa và trở nên gần như trống rỗng sau khi chúng đi qua.Khoảng trống rỗng bất thường này đi kèm với hiện tượng từ quyển và tầng điện ly của sao Hỏa mở rộng hàng ngàn km, tăng gấp 3 lần kích thước. Đây là lần thứ hai các nhà khoa học ghi nhận hiện tượng hiếm gặp này.Lần đầu tiên là vào năm 1999 khi Trái Đất là nạn nhân. Khi ấy, sự sụt giảm đột ngột của các hạt gió Mặt trời sau khi cơn gió Mặt trời dữ dội đi qua đã khiến "vỏ" của hành tinh xanh phồng to gấp 100 lần.Thông qua nghiên cứu mới, các nhà nghiên cứu tin rằng, "thủ phạm" khiến "vỏ" Trái đất phồng to gấp 100 lần vào năm 1999 cũng có thể là một cơn gió Mặt trời kép.Thêm nữa, các nhà nghiên cứu nhận định phát hiện trên có thể cung cấp những thông tin quan trọng về sự mất khí quyển xảy ra như thế nào trên sao Hỏa và các hành tinh khác trong vũ trụ rộng lớn. Việc giải mã bí ẩn này có thể giúp xác định những yếu tố nào có thể khiến một hành tinh tồn tại sự sống.Mời độc giả xem video: Video lốc xoáy bụi di chuyển trên sao Hỏa được NASA ghi lại.
Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho hay, tàu thăm dò vũ trụ không người lái MAVEN đã ghi lại khoảnh khắc hai cơn gió Mặt Trời nối đuôi nhau "tấn công" sao Hỏa làm tầng điện ly và từ quyển của hành tinh đỏ phồng to gấp 3 lần. MAVEN là một trong những tàu thăm dò được NASA phóng lên quỹ đạo sao Hỏa.
Từ quyển là lớp "vỏ" vô hình bọc lấy khối cầu mà chúng ta trông thấy được của mỗi hành tinh, mang từ trường mạnh mẽ giúp bảo vệ hành tinh khỏi các bức xạ vũ trụ có hại. Trong khi đó, tầng điện ly là phần bị ion hóa nằm ở tầng trên cùng của bầu khí quyển hành tinh.
Theo các chuyên gia NASA, gió Mặt trời mang theo các hạt năng lượng cao vẫn thường tấn công các hành tinh, có thể ảnh hưởng xấu đến những thứ trên hành tinh đó bao gồm sự sống. Tuy nhiên, ở Trái Đất, từ quyển mạnh mẽ đã trở thành tấm khiên kiên cố bảo vệ chúng ta và tất cả sự sống.
Theo dữ liệu được tàu thăm dò vũ trụ không người lái MAVEN ghi nhận, cơn gió Mặt trời đầu tiên vốn khá bình thường, bay chậm qua sao Hỏa.
Tuy nhiên, cơn gió Mặt trời thứ hai bám đuổi ngay sau đó, di chuyển siêu nhanh và đầy năng lượng. Do đó, nhiều hạt Mặt trời dày đặc, hỗn độn được tạo thành và theo hai cơn gió lao nhanh qua Thái Dương hệ.
Việc di chuyển nhanh, mạnh mẽ của chúng đã tạm thời đẩy dạt các hạt Mặt trời lang thang trong môi trường. Điều này khiến con đường chúng đi qua chịu một sự sụt giảm nhanh. Các nhà nghiên cứu cho hay, sự việc dẫn tới đầy ứ hạt năng lượng khi 2 cơn gió Mặt trời "tấn công" sao Hỏa và trở nên gần như trống rỗng sau khi chúng đi qua.
Khoảng trống rỗng bất thường này đi kèm với hiện tượng từ quyển và tầng điện ly của sao Hỏa mở rộng hàng ngàn km, tăng gấp 3 lần kích thước. Đây là lần thứ hai các nhà khoa học ghi nhận hiện tượng hiếm gặp này.
Lần đầu tiên là vào năm 1999 khi Trái Đất là nạn nhân. Khi ấy, sự sụt giảm đột ngột của các hạt gió Mặt trời sau khi cơn gió Mặt trời dữ dội đi qua đã khiến "vỏ" của hành tinh xanh phồng to gấp 100 lần.
Thông qua nghiên cứu mới, các nhà nghiên cứu tin rằng, "thủ phạm" khiến "vỏ" Trái đất phồng to gấp 100 lần vào năm 1999 cũng có thể là một cơn gió Mặt trời kép.
Thêm nữa, các nhà nghiên cứu nhận định phát hiện trên có thể cung cấp những thông tin quan trọng về sự mất khí quyển xảy ra như thế nào trên sao Hỏa và các hành tinh khác trong vũ trụ rộng lớn. Việc giải mã bí ẩn này có thể giúp xác định những yếu tố nào có thể khiến một hành tinh tồn tại sự sống.
Mời độc giả xem video: Video lốc xoáy bụi di chuyển trên sao Hỏa được NASA ghi lại.