Hai trong số những hành tinh lớn nhất trong hệ Mặt Trời là sao Thổ và sao Mộc đã xuất hiện cực gần nhau trên bầu trời vào tối 21/12 vừa qua.Sao Mộc và sao Thổ vẫn ở cách nhau hàng trăm triệu kilomet ngoài vũ trụ, nhưng khi chúng ta nhìn lên trên bầu trời đêm, cả 2 hành tinh gần như chập lại thành một chấm sáng nhỏ duy nhất.Đây được gọi là sự kiện "Đại giao hội" cực kỳ hiếm gặp, diễn ra lần đầu tiên sau 800 năm.Các nhà thiên văn học cho biết, sự gần nhau giữa hai hành tinh lớn nhất trong hệ mặt trời không phải là đặc biệt hiếm. Nhưng tối qua sao Mộc và sao Thổ chỉ cách nhau một phần mười độ so với góc nhìn của chúng ta hoặc khoảng một phần năm chiều rộng của mặt trăng tròn.Từ mùa hè năm nay, 2 thiên thể nói trên đã nằm khá gần nhau trên bầu trời. Từ ngày 16 đến ngày 25/12, Sao Mộc và Sao Thổ cũng đã xuất hiện ở khoảng cách cực gần, chỉ bằng 1/5 đường kính Trăng tròn.Nhưng thời điểm chúng đến gần nhau nhất rơi vào ngày 21/12, tức ngày Đông Chí. Nếu bỏ lỡ dịp quan sát này, chúng ta sẽ phải chờ tới ngày 15/3/2080 để quan sát hai hành tinh tới gần nhau như vậy lần nữa.Giáo sư thiên văn học David Weintraubm, Đại học Vanderbilt cho biết: “Điều hiếm gặp nhất là sự hợp nhất này xảy ra trên bầu trời ban đêm. Một sự kiện như vậy thường có thể xảy ra chỉ một lần trong đời của bất kỳ người nào và tôi nghĩ một lần trong đời là một hiện tượng hiếm đáng để thưởng ngoạn”.Sau đó, sao Mộc và sao Thổ sẽ không đến sát gần nhau trên bầu trời đêm của chúng ta cho đến tận năm 2400.Theo các nhà thiên văn học, Việt Nam ở gần đường xích đạo nên là nơi thuận tiện nhất để theo dõi hiện tượng trên.Ngay sau khi mặt trời lặn, khi nhìn thấp về đường chân trời hướng tây nam, Sao Thổ sẽ là đốm màu nhỏ hơn, mờ hơn ở phía trên bên phải của sao Mộc. Nếu muốn nhìn tách bạch được hai ngôi sao thì phải quan sát bằng ống nhòm.Ngay sau hiện tượng này, ngày hôm nay (22/12), những người yêu thiên văn có thể chiêm ngưỡng trận mưa sao băng cuối cùng trong năm. Hiện tượng này dự kiến sẽ có trạng thái cực đại vào tối nay.
Hai trong số những hành tinh lớn nhất trong hệ Mặt Trời là sao Thổ và sao Mộc đã xuất hiện cực gần nhau trên bầu trời vào tối 21/12 vừa qua.
Sao Mộc và sao Thổ vẫn ở cách nhau hàng trăm triệu kilomet ngoài vũ trụ, nhưng khi chúng ta nhìn lên trên bầu trời đêm, cả 2 hành tinh gần như chập lại thành một chấm sáng nhỏ duy nhất.
Đây được gọi là sự kiện "Đại giao hội" cực kỳ hiếm gặp, diễn ra lần đầu tiên sau 800 năm.
Các nhà thiên văn học cho biết, sự gần nhau giữa hai hành tinh lớn nhất trong hệ mặt trời không phải là đặc biệt hiếm. Nhưng tối qua sao Mộc và sao Thổ chỉ cách nhau một phần mười độ so với góc nhìn của chúng ta hoặc khoảng một phần năm chiều rộng của mặt trăng tròn.
Từ mùa hè năm nay, 2 thiên thể nói trên đã nằm khá gần nhau trên bầu trời. Từ ngày 16 đến ngày 25/12, Sao Mộc và Sao Thổ cũng đã xuất hiện ở khoảng cách cực gần, chỉ bằng 1/5 đường kính Trăng tròn.
Nhưng thời điểm chúng đến gần nhau nhất rơi vào ngày 21/12, tức ngày Đông Chí. Nếu bỏ lỡ dịp quan sát này, chúng ta sẽ phải chờ tới ngày 15/3/2080 để quan sát hai hành tinh tới gần nhau như vậy lần nữa.
Giáo sư thiên văn học David Weintraubm, Đại học Vanderbilt cho biết: “Điều hiếm gặp nhất là sự hợp nhất này xảy ra trên bầu trời ban đêm. Một sự kiện như vậy thường có thể xảy ra chỉ một lần trong đời của bất kỳ người nào và tôi nghĩ một lần trong đời là một hiện tượng hiếm đáng để thưởng ngoạn”.
Sau đó, sao Mộc và sao Thổ sẽ không đến sát gần nhau trên bầu trời đêm của chúng ta cho đến tận năm 2400.
Theo các nhà thiên văn học, Việt Nam ở gần đường xích đạo nên là nơi thuận tiện nhất để theo dõi hiện tượng trên.
Ngay sau khi mặt trời lặn, khi nhìn thấp về đường chân trời hướng tây nam, Sao Thổ sẽ là đốm màu nhỏ hơn, mờ hơn ở phía trên bên phải của sao Mộc. Nếu muốn nhìn tách bạch được hai ngôi sao thì phải quan sát bằng ống nhòm.
Ngay sau hiện tượng này, ngày hôm nay (22/12), những người yêu thiên văn có thể chiêm ngưỡng trận mưa sao băng cuối cùng trong năm. Hiện tượng này dự kiến sẽ có trạng thái cực đại vào tối nay.