Bốn loài hoa trà mới được các nhà khoa học Viện sinh thái học miền Nam công bố phát hiện ở những cánh rừng sâu trên cao nguyên Lang Biang, khu vực nam Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ. Loài đầu tiên có tên khoa học là Camellia bugiamapensis Orel, Curry, Luu & Q.D (ảnh). Đó là một loài cây bụi gỗ (cao đến 7m, đường kính gốc đến 20cm). Loài thứ hai là Camellia duyana Orel, Curry & Luu, sp. nov. Đó là loại cây gỗ nhỡ lâu năm (cao từ 12-15 m, đường kính gốc cây đến 50cm). Ảnh: Lưu Hồng Trường/sie.vast.ac.Camellia ligustrina Orel, Curry & Luu, sp. nov là loài thứ ba vừa được công bố. Đó là loại cây bụi gỗ nhỏ, đường kính gốc có thể phát triển đến 25cm. Lá cây có màu xanh nhạt. Loài hoa trà thứ 4 là Camellia capitata Orel, Curry & Luu, sp. nov (ảnh) có thể cao đến 5 m. Nguồn: Lưu Hồng Trường/sie.vast.ac Loài Camellia capitata Orel, Curry & Luu, sp. nov mọc thành từng đám nhỏ hoặc cây đơn độc phát triển trong rừng mưa ẩm. Ảnh: Lưu Hồng Trường.Tháng 2/2014, tạp chí thực vật học Nordic công bố thêm hai loài thực vật mới được phát hiện ở khu vực tỉnh Lâm Đồng có tên Camellia curryana và Camellia longii. Trong đó, Camellia longii Orel & Luu sp. nov. là 1 loại hoa trà trông rất khác lạ, nở hoa rất đẹp. Nhìn hình thái của hoa bên ngoài trông rất giống với loài C. piquetiana, nhưng kết quả phân tích giải phẫu so sánh lại khác hẳn, nên nó được đặt tên mới là Camellia longii. Ảnh: Hình ảnh loài Camellia longii ngoài tự nhiên vùng rừng Cát Lộc. Nguồn ảnh: Vũ ngọc Long. Loài Camellia curryana Orel & Luu sp. nov. là một loại cây lâu năm, cao tới 2,5 m. Cuống lá của nó dài tới 10 mm, lá có răng cưa không đều, phiến lá dày, dai, hình elip tới bầu bục. Hoa của loại hoa trà mới này gần như không cuống, tròn không đều, không hương. Ảnh: Hình ảnh chụp loài Camellia curyana ngoài tự nhiên vùng núi bidoup Núi Bà (Nguồn ảnh: Anthony Curry) Tháng 10/2014, các nhà khoa học Việt Nam phát hiện một loài thực vật mới chưa từng được ghi nhận trên thế giới tại Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên, Thanh Hóa. Loài thực vật mới sau đó được đặt tên khoa học là Aristolochia xuanlienensis thuộc họ Nam mộc hương (Aristolochiaceae). Ảnh: Hoa và lá của loài Aristolochia xuanlienensis mới được phát hiện. (Nguồn ảnh: Duy Hưng/Vietnam+) Tạp chí Taiwania ngày 13/4/2014 công bố mô tả một loài hoa lan mới phát hiện ở Khánh Hoà, Việt Nam. Loài hoa được đặt tên khoa học là Miguelia cruenta, còn được gọi là lan “máu” - xuất phát từ nghĩa của từ la tinh “cruentum”, sở dĩ có sự mường tượng liên quan như vậy là do màu đỏ như máu của các đường gân ở thuỳ môi bên trong lòng của cánh môi hoa. Ảnh: Lan vani gân máu Miguelia cruenta (Nguồn ảnh: Trương Bá Vương). Màu đỏ đặc biệt này của cánh môi hoa có thể liên quan đến một loài côn trùng thụ phấn đặc biệt nào đó. Hoa lớn, có đường kính 6-7cm. Đài và tràng màu trắng đến màu vàng nhạt, xanh nhạt dần về phía đỉnh. Cánh tràng và lá đài bên hơi cong hình lưỡi liềm, lõm lòng thuyền. Môi màu trắng đến màu vàng nhạt sáng hoặc vàng nhạt xanh, hình kèn trompet. Thuỳ môi bên rộng, hình bán cầu, mỏng và cong. Thuỳ môi giữa xanh, nạc, hình trứng. Đĩa môi ở giữa dạng thể chai lồi màu trắng. Ảnh: Lan vani gân máu Miguelia cruenta (Nguồn ảnh: Trương Bá Vương). Loài lan mới có thân leo trườn, mọc trên đá hoặc trên cây. Phân nhánh ít, màu xanh, nạc, có thể dài đến 15m, có nhiều đốt trên thân. Lá có cuống ngắn, phiên lá nạc, như da, hình dạng từ hình trứng hẹp đến hình elíp rộng. Hoa nở hai bông một lần liên tiếp. Ảnh: Lan vani gân máu Miguelia cruenta (Nguồn ảnh: Trương Bá Vương).
Bốn loài hoa trà mới được các nhà khoa học Viện sinh thái học miền Nam công bố phát hiện ở những cánh rừng sâu trên cao nguyên Lang Biang, khu vực nam Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ. Loài đầu tiên có tên khoa học là Camellia bugiamapensis Orel, Curry, Luu & Q.D (ảnh). Đó là một loài cây bụi gỗ (cao đến 7m, đường kính gốc đến 20cm). Loài thứ hai là Camellia duyana Orel, Curry & Luu, sp. nov. Đó là loại cây gỗ nhỡ lâu năm (cao từ 12-15 m, đường kính gốc cây đến 50cm). Ảnh: Lưu Hồng Trường/sie.vast.ac.
Camellia ligustrina Orel, Curry & Luu, sp. nov là loài thứ ba vừa được công bố. Đó là loại cây bụi gỗ nhỏ, đường kính gốc có thể phát triển đến 25cm. Lá cây có màu xanh nhạt. Loài hoa trà thứ 4 là Camellia capitata Orel, Curry & Luu, sp. nov (ảnh) có thể cao đến 5 m. Nguồn: Lưu Hồng Trường/sie.vast.ac
Loài Camellia capitata Orel, Curry & Luu, sp. nov mọc thành từng đám nhỏ hoặc cây đơn độc phát triển trong rừng mưa ẩm. Ảnh: Lưu Hồng Trường.
Tháng 2/2014, tạp chí thực vật học Nordic công bố thêm hai loài thực vật mới được phát hiện ở khu vực tỉnh Lâm Đồng có tên Camellia curryana và Camellia longii. Trong đó, Camellia longii Orel & Luu sp. nov. là 1 loại hoa trà trông rất khác lạ, nở hoa rất đẹp. Nhìn hình thái của hoa bên ngoài trông rất giống với loài C. piquetiana, nhưng kết quả phân tích giải phẫu so sánh lại khác hẳn, nên nó được đặt tên mới là Camellia longii. Ảnh: Hình ảnh loài Camellia longii ngoài tự nhiên vùng rừng Cát Lộc. Nguồn ảnh: Vũ ngọc Long.
Loài Camellia curryana Orel & Luu sp. nov. là một loại cây lâu năm, cao tới 2,5 m. Cuống lá của nó dài tới 10 mm, lá có răng cưa không đều, phiến lá dày, dai, hình elip tới bầu bục. Hoa của loại hoa trà mới này gần như không cuống, tròn không đều, không hương. Ảnh: Hình ảnh chụp loài Camellia curyana ngoài tự nhiên vùng núi bidoup Núi Bà (Nguồn ảnh: Anthony Curry)
Tháng 10/2014, các nhà khoa học Việt Nam phát hiện một loài thực vật mới chưa từng được ghi nhận trên thế giới tại Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên, Thanh Hóa. Loài thực vật mới sau đó được đặt tên khoa học là Aristolochia xuanlienensis thuộc họ Nam mộc hương (Aristolochiaceae). Ảnh: Hoa và lá của loài Aristolochia xuanlienensis mới được phát hiện. (Nguồn ảnh: Duy Hưng/Vietnam+)
Tạp chí Taiwania ngày 13/4/2014 công bố mô tả một loài hoa lan mới phát hiện ở Khánh Hoà, Việt Nam. Loài hoa được đặt tên khoa học là Miguelia cruenta, còn được gọi là lan “máu” - xuất phát từ nghĩa của từ la tinh “cruentum”, sở dĩ có sự mường tượng liên quan như vậy là do màu đỏ như máu của các đường gân ở thuỳ môi bên trong lòng của cánh môi hoa. Ảnh: Lan vani gân máu Miguelia cruenta (Nguồn ảnh: Trương Bá Vương).
Màu đỏ đặc biệt này của cánh môi hoa có thể liên quan đến một loài côn trùng thụ phấn đặc biệt nào đó. Hoa lớn, có đường kính 6-7cm. Đài và tràng màu trắng đến màu vàng nhạt, xanh nhạt dần về phía đỉnh. Cánh tràng và lá đài bên hơi cong hình lưỡi liềm, lõm lòng thuyền. Môi màu trắng đến màu vàng nhạt sáng hoặc vàng nhạt xanh, hình kèn trompet. Thuỳ môi bên rộng, hình bán cầu, mỏng và cong. Thuỳ môi giữa xanh, nạc, hình trứng. Đĩa môi ở giữa dạng thể chai lồi màu trắng. Ảnh: Lan vani gân máu Miguelia cruenta (Nguồn ảnh: Trương Bá Vương).
Loài lan mới có thân leo trườn, mọc trên đá hoặc trên cây. Phân nhánh ít, màu xanh, nạc, có thể dài đến 15m, có nhiều đốt trên thân. Lá có cuống ngắn, phiên lá nạc, như da, hình dạng từ hình trứng hẹp đến hình elíp rộng. Hoa nở hai bông một lần liên tiếp. Ảnh: Lan vani gân máu Miguelia cruenta (Nguồn ảnh: Trương Bá Vương).