1. Cá chuồn Đại Tây Dương: Động vật bay kỳ lạ đầu tiên phải kể đến loài cá chuồn Đại Tây Dương (tên khoa học Cypselurus melanurus). Chúng lấy tốc độ bay để vọt lên mặt biển nhờ đập mạnh vây đuôi và giữ thăng bằng trên không nhờ vây ngực. Sau đó, chúng ở trên không được khoảng 45 giây và rớt xuống nước cách chỗ “lấy đà bay” lên đến 500m.Hiện có khoảng 500 loài cá chuồn được biết đến trên thế giới. 2. Rắn cây thiên đường (Chrysopelea paradisi) có thể lướt đi trong không khí bằng cách làm phẳng và làm cứng cơ thể của nó và tạo thành hình chữ S. Loài rắn này thậm chí có thể tạo ra những chuyển động nhẹ trong không khí bằng cách di chuyển cơ thể của mình, và chúng uốn lượn để duy trì sự ổn định.Bằng cách nghiêng cơ thể của chúng từ 25 đến 30 độ so với luồng không khí, tính khí động học vẫn được đảm bảo và có thể di chuyển với chiều dài hơn 20 mét.Rắn cây thiên đường thường ăn tắc kè và các loài thằn lằn, dơi và ếch khác. Chúng sống ở Đông Nam Á và có chiều dài trung bình lên tới 1,5 mét. Chúng là loài ăn ngày và rất dễ nhận biết do màu sắc tươi sáng và vảy giống như hoa màu đỏ. 3. Kiến Cephalotes atratu: Kiến cũng biết bay. Đây là sự thật ít nhất là đối với loài kiến Cephalotes atratus sống tại các khu rừng mưa nhiệt đới Amazon.Các loài kiến sống trên tán cây, chẳng may nếu bị rơi xuống thì đồng nghĩa với “chết”. Nhưng đối với kiến Cephalotes atratus thì lại đặc biệt, trong khi đang bị sà xuống đất thì chúng có thể thực hiện chuyển động “lượn” trở lại thân cây. 4. Tắc kè nhảy dù Kuhl (Gekko kuhli), còn được gọi là tắc kè bay, là một loài thằn lằn Châu Á được tìm thấy ở miền Nam Thái Lan, Myanmar, Malaysia, Indonesia và Singapore.Những con tắc kè này có vạt da tương tự cánh ở hai bên cơ thể, cộng với bàn chân có màng và một cái đuôi phẳng giúp chúng lướt đi trong khoảng cách ngắn. Vạt da bên hông của chúng cũng pha trộn với vỏ cây, ngụy trang hiệu quả đến mức chỉ có thể nhìn thấy bằng mắt của chúng. Giống như ếch bay, loài thằn lằn này có thể bám vào các bề mặt nhẵn và thẳng đứng. 5. Vượn cáo bay (Cynocephalidae), thường được tìm thấy ở Đông Nam Á, có thể lướt qua lại giữa các cây với khoảng cách từ 100 mét trở lên. Khả năng này khiến nó trở thành một trong những loài động vật có vú có thể bay lượn cừ khôi nhất thế giới.Loài vượn này có lớp màng bắt đầu từ mặt và bao phủ các ngón tay và đầu ngón chân của nó cho đến tận đuôi, giúp chúng có thể lượn được trong không khí. Các chi và đuôi của vượn cáo bay dài và mảnh, bàn chân rộng và có những móng vuốt sắc nhọn để leo trèo. Khung xương nhẹ và diện tích lớp màng rộng trang bị cho loài vượn này khả năng lướt hoàn hảo.Bên cạnh đó, vượn cáo bay có đôi mắt lớn cho chúng khả năng nhận biết chiều sâu tuyệt vời, giúp chúng lướt đi giữa các cành cây và tiếp đất một cách an toàn. Chúng điêu luyện đến mức có thể bế con trong bụng và bay lượn cho đến khi con con đủ lớn để có thể tự lượn.>>>Xem thêm video: Cười “rớt hàm” với những khoảnh khắc "siêu ngố" của động vật. Nguồn: Kienthucnet.
1. Cá chuồn Đại Tây Dương: Động vật bay kỳ lạ đầu tiên phải kể đến loài cá chuồn Đại Tây Dương (tên khoa học Cypselurus melanurus). Chúng lấy tốc độ bay để vọt lên mặt biển nhờ đập mạnh vây đuôi và giữ thăng bằng trên không nhờ vây ngực. Sau đó, chúng ở trên không được khoảng 45 giây và rớt xuống nước cách chỗ “lấy đà bay” lên đến 500m.
Hiện có khoảng 500 loài cá chuồn được biết đến trên thế giới.
2. Rắn cây thiên đường (Chrysopelea paradisi) có thể lướt đi trong không khí bằng cách làm phẳng và làm cứng cơ thể của nó và tạo thành hình chữ S. Loài rắn này thậm chí có thể tạo ra những chuyển động nhẹ trong không khí bằng cách di chuyển cơ thể của mình, và chúng uốn lượn để duy trì sự ổn định.
Bằng cách nghiêng cơ thể của chúng từ 25 đến 30 độ so với luồng không khí, tính khí động học vẫn được đảm bảo và có thể di chuyển với chiều dài hơn 20 mét.
Rắn cây thiên đường thường ăn tắc kè và các loài thằn lằn, dơi và ếch khác. Chúng sống ở Đông Nam Á và có chiều dài trung bình lên tới 1,5 mét. Chúng là loài ăn ngày và rất dễ nhận biết do màu sắc tươi sáng và vảy giống như hoa màu đỏ.
3. Kiến Cephalotes atratu: Kiến cũng biết bay. Đây là sự thật ít nhất là đối với loài kiến Cephalotes atratus sống tại các khu rừng mưa nhiệt đới Amazon.
Các loài kiến sống trên tán cây, chẳng may nếu bị rơi xuống thì đồng nghĩa với “chết”. Nhưng đối với kiến Cephalotes atratus thì lại đặc biệt, trong khi đang bị sà xuống đất thì chúng có thể thực hiện chuyển động “lượn” trở lại thân cây.
4. Tắc kè nhảy dù Kuhl (Gekko kuhli), còn được gọi là tắc kè bay, là một loài thằn lằn Châu Á được tìm thấy ở miền Nam Thái Lan, Myanmar, Malaysia, Indonesia và Singapore.
Những con tắc kè này có vạt da tương tự cánh ở hai bên cơ thể, cộng với bàn chân có màng và một cái đuôi phẳng giúp chúng lướt đi trong khoảng cách ngắn. Vạt da bên hông của chúng cũng pha trộn với vỏ cây, ngụy trang hiệu quả đến mức chỉ có thể nhìn thấy bằng mắt của chúng. Giống như ếch bay, loài thằn lằn này có thể bám vào các bề mặt nhẵn và thẳng đứng.
5. Vượn cáo bay (Cynocephalidae), thường được tìm thấy ở Đông Nam Á, có thể lướt qua lại giữa các cây với khoảng cách từ 100 mét trở lên. Khả năng này khiến nó trở thành một trong những loài động vật có vú có thể bay lượn cừ khôi nhất thế giới.
Loài vượn này có lớp màng bắt đầu từ mặt và bao phủ các ngón tay và đầu ngón chân của nó cho đến tận đuôi, giúp chúng có thể lượn được trong không khí. Các chi và đuôi của vượn cáo bay dài và mảnh, bàn chân rộng và có những móng vuốt sắc nhọn để leo trèo. Khung xương nhẹ và diện tích lớp màng rộng trang bị cho loài vượn này khả năng lướt hoàn hảo.
Bên cạnh đó, vượn cáo bay có đôi mắt lớn cho chúng khả năng nhận biết chiều sâu tuyệt vời, giúp chúng lướt đi giữa các cành cây và tiếp đất một cách an toàn. Chúng điêu luyện đến mức có thể bế con trong bụng và bay lượn cho đến khi con con đủ lớn để có thể tự lượn.
>>>Xem thêm video: Cười “rớt hàm” với những khoảnh khắc "siêu ngố" của động vật. Nguồn: Kienthucnet.