Rắn cát sa mạc Bitis peringueyi thuộc họ rắn lục, sinh sống ở khi vực Namibia và miền Nam Angola (châu Phi). Loài rắn này có kích thước cơ thể khá nhỏ với chiều dài từ 20-25cm. Thức ăn chủ yếu của chúng là tắc kè và thằn lằn.Loài rắn có chiều dài khiêm tốn này lại sở hữu nọc độc cực mạnh cùng tốc độ tấn công con mồi nhanh như chớp. Bên cạnh đó, khả năng ngụy trang săn mồi của rắn Bitis peringueyi được các nhà khoa học đánh giá ở mức độ hoàn hảo.Với lớp da sần sùi trùng với màu cát của sa mạc và đôi mắt nằm trên đỉnh đầu, loài rắn này có thể dễ dàng "tàng hình" cơ thể trong cát khiến con mồi không thể nhận ra. Khi con mồi tới gần, loài động vật này sẽ vùng lên khỏi cát và tung cú đớp chứa nọc đọc giết chết con mồi chỉ trong nháy mắtBướm lá khô Kallima inachus thuộc họ bướm giáp, phân bố ở khu vực nhiệt đới châu Á. Chúng có khả năng ngụy trang và lẩn trốn kẻ thù vô cùng đặc biệt.Mặt trên của cánh bướm vô cùng đẹp với màu xanh lam và cam ánh kim. Với vẻ đẹp này, bướm Kallima inachus được mệnh danh là kiệt tác của tự nhiên.Tuy nhiên, khi chúng khép cánh lại, mặt dưới cánh giống hệt một chiếc lá khô, với phần đuôi cánh sau kéo dài như một chiếc cuống lá và một đường màu nâu kéo dài đến chóp cánh trước tạo thành gân lá. Trong dáng vẻ của chiếc lá khô biết bay, việc tìm kiếm thức ăn và lẩn tránh kẻ thù của chúng trở nên dễ dàng hơn.Nhện phân chim Celaenia excavata nằm trong họ Araneidae, cũng là bậc thầy ngụy trang trong thế giới loài vật.Khi nhện Celaenia excavata thu gọn cơ thể, chúng giống như một cục phân chim. Dáng vẻ này giúp chúng thoát khỏi tầm ngắm của những kẻ săn mồi như chim hay ong bắp cày.Ngoài ra, "cục phân chim" này còn tỏa ra mùi khó chịu, giúp phân tán sự chú ý của những kẻ săn mồi.Bọ ngựa phong lan (tên khoa học là Hymenopus coronatus) sống trong các khu rừng mưa Đông Nam Á.Với hình dáng giống hệt bông hoa phong lan, bọ ngựa Hymenopus coronatus thường tận dụng lợi thế này để thu hút và bắt gọn con mồi. Chúng đứng bất động trên những cành hoa và chờ "bữa ăn" yêu thích - thường là bướm - bay qua.Các nhà nghiên cứu Australia đã chỉ ra, bọ ngựa phong lan còn "cuốn hút" côn trùng hơn hoa thật với vẻ đẹp quyến rũ, đường cong uyển chuyển và màu sắc hài hòa. Chúng có thể thay đổi được 90 màu giữa màu hồng và nâu, tùy theo sắc hoa lan.Sâu lá Siphanta acuta có nguồn gốc từ Úc, tuy nhiên chúng ta có thể tìm thấy nó ở Hawaii, California (Mỹ) và New Zealand. Loài côn trùng này có chiều dài trung bình từ 15mm-1cm. Thức ăn ưa thích của chúng là thực vật.Siphanta acuta gây ấn tượng cực mạnh bởi vẻ ngoài tuyệt đẹp, trông giống như một chiếc lá nhỏ. Cánh của sâu lá có hình tam giác và những chấm nhỏ vô cùng đẹp mắt. Với hình dáng này, chúng có thể tránh khỏi sự phát hiện của chim chóc hay con người.Cá mũ làn Merlet thường sống gần bờ biển thuộc đảo Lifou, New Calendonia, Pháp. Tên gọi của chúng bắt nguồn từ chính hình dạng bất thường của loài cá này, với một lượng lớn các xúc tu và làn da mỏng, màu sắc huyền ảo, mềm mại uyển chuyển như ren.Với vẻ ngoài rất giống san hô, cá mũ làn Merlet đã tận dụng lợi thế đó để hòa mình vào những rặng san hô, chờ thời cơ và săn mồi. Chúng có thể đứng im trong nhiều giờ, chờ con mồi đến và hít tất cả vào chiếc miệng khổng lồ của mình.Với khả năng "biến hình" siêu đẳng đó, cá mũ làn Merlet được mệnh danh là "thiên tài" ngụy trang trong thế giới động vật.Với khả năng hòa trộn màu sắc cơ thể với môi trường xung quanh, những chú bướm Pepered nằm trong danh sách những bậc thầy ngụy trang trong tự nhiên.Trong cuộc cách mạnh công nghiệp ở Anh, nhiều địa y bị chết và cây cối trở nên sẫm màu hơn do bồ hóng. Khi đó, bướm Peppered dễ dàng trở thành thức ăn cho những kẻ săn mồi. Vì vậy, chúng đã "biến hóa" màu sắc cơ thể trở nên sẫm màu hơn, giúp tránh khỏi sự đe dọa của kẻ thù.Hiện nay, môi trường đã được cải thiện. Do đó, màu sắc của loài bướm này đã trở lại bình thường.Rồng biển thân lá (Hải long lá) là một trong những loài sinh vật có khả năng ngụy trang tài tình và lộng lẫy nhất hành tinh. Rồng biển thân lá có mối quan hệ chặt chẽ với cá ngựa và cá chìa vôi, sống chủ yếu ở bờ Nam và bờ Tây vùng biển nước Úc.Trên cơ thể của rồng biển thân lá là những phần phụ mỏng và nhẹ, giống như những chiếc lá. Với lớp ngụy trang hoàn hảo này, chúng có thể dễ dàng lẩn trốn trong những dãy tảo biển để săn mồi.Thức ăn ưa thích của chúng thường là các loài không xương sống nhỏ, sống quanh quẩn bên cạnh những đám tảo bẹ dưới biển. Rồng biển thân lá dùng miệng dài để hút con mồi vào sâu bên trong. Bên cạnh đó, thân hình giống chiếc lá giúp chúng ngụy trang, tránh khỏi sự rình rập của các loài cá dữ.Cá ngựa lùn Pygmy là động vật sống ở các rạn san hô thuộc khu vực Thái Bình Dương. Pygmy bơi rất chậm, tốc độ di chuyển tối đa của chúng chỉ là 1,5m/giờ. Đó là lí do khiến chúng trở thành con mồi cho nhiều loại ăn thịt khác.Để tăng cơ hội sống sót, chúng phát triển khả năng ngụy trang rất đáng kinh ngạc của mình. Với những nốt sần trên cơ thể và màu sắc trông giống san hô, cá ngựa lùn có thể dễ dàng "tàng hình", tránh khỏi sự đe dọa của kẻ thù.
Rắn cát sa mạc Bitis peringueyi thuộc họ rắn lục, sinh sống ở khi vực Namibia và miền Nam Angola (châu Phi). Loài rắn này có kích thước cơ thể khá nhỏ với chiều dài từ 20-25cm. Thức ăn chủ yếu của chúng là tắc kè và thằn lằn.
Loài rắn có chiều dài khiêm tốn này lại sở hữu nọc độc cực mạnh cùng tốc độ tấn công con mồi nhanh như chớp. Bên cạnh đó, khả năng ngụy trang săn mồi của rắn Bitis peringueyi được các nhà khoa học đánh giá ở mức độ hoàn hảo.
Với lớp da sần sùi trùng với màu cát của sa mạc và đôi mắt nằm trên đỉnh đầu, loài rắn này có thể dễ dàng "tàng hình" cơ thể trong cát khiến con mồi không thể nhận ra. Khi con mồi tới gần, loài động vật này sẽ vùng lên khỏi cát và tung cú đớp chứa nọc đọc giết chết con mồi chỉ trong nháy mắt
Bướm lá khô Kallima inachus thuộc họ bướm giáp, phân bố ở khu vực nhiệt đới châu Á. Chúng có khả năng ngụy trang và lẩn trốn kẻ thù vô cùng đặc biệt.
Mặt trên của cánh bướm vô cùng đẹp với màu xanh lam và cam ánh kim. Với vẻ đẹp này, bướm Kallima inachus được mệnh danh là kiệt tác của tự nhiên.
Tuy nhiên, khi chúng khép cánh lại, mặt dưới cánh giống hệt một chiếc lá khô, với phần đuôi cánh sau kéo dài như một chiếc cuống lá và một đường màu nâu kéo dài đến chóp cánh trước tạo thành gân lá. Trong dáng vẻ của chiếc lá khô biết bay, việc tìm kiếm thức ăn và lẩn tránh kẻ thù của chúng trở nên dễ dàng hơn.
Nhện phân chim Celaenia excavata nằm trong họ Araneidae, cũng là bậc thầy ngụy trang trong thế giới loài vật.
Khi nhện Celaenia excavata thu gọn cơ thể, chúng giống như một cục phân chim. Dáng vẻ này giúp chúng thoát khỏi tầm ngắm của những kẻ săn mồi như chim hay ong bắp cày.
Ngoài ra, "cục phân chim" này còn tỏa ra mùi khó chịu, giúp phân tán sự chú ý của những kẻ săn mồi.
Bọ ngựa phong lan (tên khoa học là Hymenopus coronatus) sống trong các khu rừng mưa Đông Nam Á.
Với hình dáng giống hệt bông hoa phong lan, bọ ngựa Hymenopus coronatus thường tận dụng lợi thế này để thu hút và bắt gọn con mồi. Chúng đứng bất động trên những cành hoa và chờ "bữa ăn" yêu thích - thường là bướm - bay qua.
Các nhà nghiên cứu Australia đã chỉ ra, bọ ngựa phong lan còn "cuốn hút" côn trùng hơn hoa thật với vẻ đẹp quyến rũ, đường cong uyển chuyển và màu sắc hài hòa. Chúng có thể thay đổi được 90 màu giữa màu hồng và nâu, tùy theo sắc hoa lan.
Sâu lá Siphanta acuta có nguồn gốc từ Úc, tuy nhiên chúng ta có thể tìm thấy nó ở Hawaii, California (Mỹ) và New Zealand. Loài côn trùng này có chiều dài trung bình từ 15mm-1cm. Thức ăn ưa thích của chúng là thực vật.
Siphanta acuta gây ấn tượng cực mạnh bởi vẻ ngoài tuyệt đẹp, trông giống như một chiếc lá nhỏ. Cánh của sâu lá có hình tam giác và những chấm nhỏ vô cùng đẹp mắt. Với hình dáng này, chúng có thể tránh khỏi sự phát hiện của chim chóc hay con người.
Cá mũ làn Merlet thường sống gần bờ biển thuộc đảo Lifou, New Calendonia, Pháp. Tên gọi của chúng bắt nguồn từ chính hình dạng bất thường của loài cá này, với một lượng lớn các xúc tu và làn da mỏng, màu sắc huyền ảo, mềm mại uyển chuyển như ren.
Với vẻ ngoài rất giống san hô, cá mũ làn Merlet đã tận dụng lợi thế đó để hòa mình vào những rặng san hô, chờ thời cơ và săn mồi. Chúng có thể đứng im trong nhiều giờ, chờ con mồi đến và hít tất cả vào chiếc miệng khổng lồ của mình.
Với khả năng "biến hình" siêu đẳng đó, cá mũ làn Merlet được mệnh danh là "thiên tài" ngụy trang trong thế giới động vật.
Với khả năng hòa trộn màu sắc cơ thể với môi trường xung quanh, những chú bướm Pepered nằm trong danh sách những bậc thầy ngụy trang trong tự nhiên.
Trong cuộc cách mạnh công nghiệp ở Anh, nhiều địa y bị chết và cây cối trở nên sẫm màu hơn do bồ hóng. Khi đó, bướm Peppered dễ dàng trở thành thức ăn cho những kẻ săn mồi. Vì vậy, chúng đã "biến hóa" màu sắc cơ thể trở nên sẫm màu hơn, giúp tránh khỏi sự đe dọa của kẻ thù.
Hiện nay, môi trường đã được cải thiện. Do đó, màu sắc của loài bướm này đã trở lại bình thường.
Rồng biển thân lá (Hải long lá) là một trong những loài sinh vật có khả năng ngụy trang tài tình và lộng lẫy nhất hành tinh. Rồng biển thân lá có mối quan hệ chặt chẽ với cá ngựa và cá chìa vôi, sống chủ yếu ở bờ Nam và bờ Tây vùng biển nước Úc.
Trên cơ thể của rồng biển thân lá là những phần phụ mỏng và nhẹ, giống như những chiếc lá. Với lớp ngụy trang hoàn hảo này, chúng có thể dễ dàng lẩn trốn trong những dãy tảo biển để săn mồi.
Thức ăn ưa thích của chúng thường là các loài không xương sống nhỏ, sống quanh quẩn bên cạnh những đám tảo bẹ dưới biển. Rồng biển thân lá dùng miệng dài để hút con mồi vào sâu bên trong. Bên cạnh đó, thân hình giống chiếc lá giúp chúng ngụy trang, tránh khỏi sự rình rập của các loài cá dữ.
Cá ngựa lùn Pygmy là động vật sống ở các rạn san hô thuộc khu vực Thái Bình Dương. Pygmy bơi rất chậm, tốc độ di chuyển tối đa của chúng chỉ là 1,5m/giờ. Đó là lí do khiến chúng trở thành con mồi cho nhiều loại ăn thịt khác.
Để tăng cơ hội sống sót, chúng phát triển khả năng ngụy trang rất đáng kinh ngạc của mình. Với những nốt sần trên cơ thể và màu sắc trông giống san hô, cá ngựa lùn có thể dễ dàng "tàng hình", tránh khỏi sự đe dọa của kẻ thù.