Phi hành gia đối diện với nhiều nguy cơ về sức khỏe khi di chuyển đến Sao Hỏa, bao gồm bức xạ từ tia vũ trụ và hội chứng thoái hóa xương do môi trường không trọng lực.Việc định cư lâu dài trên Sao Hỏa đòi hỏi con người phải sinh con trên hành tinh này, nhưng môi trường khắc nghiệt và tác động của bức xạ có thể gây khó khăn cho quá trình sinh sản.Có đề xuất sử dụng công nghệ chỉnh sửa gene để biến con người thành "dị nhân" có khả năng chống chọi với môi trường khắc nghiệt của Sao Hỏa.Theo chuyên gia Christopher Mason, phó giáo sư di truyền học nổi tiếng tại Đại học Weill Cornell (New York, Mỹ), sinh vật như gấu nước (Tardigrades) đã được nghiên cứu để lai ghép với con người và cung cấp khả năng chống chọi với bức xạ vũ trụ tốt hơn.Gấu nước nổi tiếng với khả năng sinh tồn và phát triển trong những môi trường khắc nghiệt.Chúng có thể tồn tại trong môi trường chân không ngoài không gian, bên trong miệng núi lửa hay hàng km dưới đáy hồ băng ở Nam Cực. Thậm chí hồi sinh bình thường sau khi bị đóng băng trong ba thập kỷ.Công nghệ chỉnh sửa gene có thể mở ra khả năng định cư trên các hành tinh khác trong Thái Dương Hệ, như Europa của Sao Mộc, nơi mà cường độ bức xạ mạnh và nhiệt độ cực lạnh đang là thách thức lớn.Các tiến bộ trong lĩnh vực chỉnh sửa gene có thể áp dụng cho phi hành gia và việc định cư trên Sao Hỏa , đồng thời tạo ra các loại vi khuẩn đã được chỉnh sửa, thiết kế đặc biệt để xây dựng nơi định cư trên các hành tinh khác.Mời quý độc giả xem thêm video: "Rợn tóc gáy" khi xem những hình ảnh kinh dị chụp trên sao Hỏa.
Phi hành gia đối diện với nhiều nguy cơ về sức khỏe khi di chuyển đến Sao Hỏa, bao gồm bức xạ từ tia vũ trụ và hội chứng thoái hóa xương do môi trường không trọng lực.
Việc định cư lâu dài trên Sao Hỏa đòi hỏi con người phải sinh con trên hành tinh này, nhưng môi trường khắc nghiệt và tác động của bức xạ có thể gây khó khăn cho quá trình sinh sản.
Có đề xuất sử dụng công nghệ chỉnh sửa gene để biến con người thành "dị nhân" có khả năng chống chọi với môi trường khắc nghiệt của Sao Hỏa.
Theo chuyên gia Christopher Mason, phó giáo sư di truyền học nổi tiếng tại Đại học Weill Cornell (New York, Mỹ), sinh vật như gấu nước (Tardigrades) đã được nghiên cứu để lai ghép với con người và cung cấp khả năng chống chọi với bức xạ vũ trụ tốt hơn.
Gấu nước nổi tiếng với khả năng sinh tồn và phát triển trong những môi trường khắc nghiệt.
Chúng có thể tồn tại trong môi trường chân không ngoài không gian, bên trong miệng núi lửa hay hàng km dưới đáy hồ băng ở Nam Cực. Thậm chí hồi sinh bình thường sau khi bị đóng băng trong ba thập kỷ.
Công nghệ chỉnh sửa gene có thể mở ra khả năng định cư trên các hành tinh khác trong Thái Dương Hệ, như Europa của Sao Mộc, nơi mà cường độ bức xạ mạnh và nhiệt độ cực lạnh đang là thách thức lớn.
Các tiến bộ trong lĩnh vực chỉnh sửa gene có thể áp dụng cho phi hành gia và việc định cư trên Sao Hỏa , đồng thời tạo ra các loại vi khuẩn đã được chỉnh sửa, thiết kế đặc biệt để xây dựng nơi định cư trên các hành tinh khác.