Theo thống kê, 41,3% tổng diện tích Trái đất là sa mạc và các vùng đất khô hạn. Vì các hoang mạc và sa mạc đều có điều kiện khí hậu khắc nghiệt, nguồn nước ít ỏi nên hiện tại diện tích khổng lồ của chúng đang bị bỏ phí.Nhiều người cho rằng sự xuất hiện của các hoang mạc và sa mạc là không cần thiết bởi hiện nay nhiều quốc gia trên thế giới đang thiếu thốn mặt bằng nghiêm trọng.Vậy nếu như nhân loại thực hiện phủ xanh sa mạc thì kết quả sẽ như thế nào? Môi trường của Trái đất có thể thực sự được cải thiện không? Câu trả lời sau đây sẽ khiến những ai có đề xuất phủ xanh sa mạc sẽ phải thay đổi suy nghĩ của mình.Theo nghiên cứu của chuyên gia, sự sống của rừng Amazon phụ thuộc rất lớn vào sa mạc Sahara. Việc này đã được khẳng định thông qua các dữ liệu thu thập được từ vệ tinh Calipso của NASA khi đo lượng cát bụi di chuyển từ sa mạc Sahara ở Châu Phi sang rừng rậm Amazon ở Nam Mỹ.Mỗi năm, khoảng 22.000 tấn phốt pho có trong cát bụi bay từ sa mạc Sahara tới Amazon, tương đương với khối lượng chất dinh dưỡng mà những rừng mất đi bởi mưa và lũ lụt.Phốt pho là một khoáng chất rất cần thiết cho sự phát triển của thực vật. Do mật độ cây cối trong rừng Amazon quá lớn nên chúng thường xuyên phải cạnh tranh để giành chất dinh dưỡng. Vì vậy, các đám mây bụi từ Sahara là nguồn bổ sung dinh dưỡng rất cần thiết của thực vật tại rừng Amazon.Thêm nữa, hàm lượng không khí trên Trái đất mà chúng ta đang sống hiện nay bao gồm khí oxy và CO2. Khi Trái đất mất đi sa mạc, diện tích rừng phủ rộng hơn sẽ khiến cho lượng khí CO2 bị giảm mạnh. Thế nhưng, việc này sẽ khiến cho Trái đất bị mất đi "lớp bảo vệ" và nảy sinh một loạt vấn đề.Đó là nhiệt độ không ổn định, nước biển, nước ở sông hồ bị bốc hơi, không khí trở nên quá khô và không thể hình thành vòng tuần hoàn của nước dẫn tới trời sẽ không có mưa, nước biến mất. Ngoài ra, lượng O2 tăng mạnh trong không khí cũng sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho con người, thậm chí là hiểm họa hủy diệt nhân loại.Cây xanh từ lâu luôn đóng một vai trò quan trọng trong việc hấp thụ CO2. Tuy nhiên, có nhiều cây xanh hơn không có nghĩa là chúng có thể làm giảm sự nóng lên toàn cầu.Các nhà khoa học cho rằng, cây cối tuy hấp thụ CO2 qua quá trình quang hợp nhưng chúng cũng thải ra một số chất hóa học khiến cho hành tinh ấm lên. Điều này cũng sẽ khiến cho khí hậu tổng thể của hành tinh bị ảnh hưởng nặng nề.Bên cạnh đó, các sa mạc cũng được xem là những nguồn năng lượng mặt trời quan trọng, bởi chúng ít mây che phủ. Nhiều nhà máy năng lượng mặt trời đã được xây thành công trên các sa mạc.Giáo sư David Faiman thuộc Đại học Ben-Gurion đã chỉ ra rằng với công nghệ hiện tại có thể cung cấp toàn bộ nhu cầu điện cho thế giới chỉ từ 10% năng lượng mặt trời thu được từ sa mạc Sahara. Như vậy, nguồn năng lượng mặt trời từ các sa mạc cung cấp cho Trái đất là rất lớn.>>>Xem thêm video: Bí ẩn chưa có lời giải về những hình vẽ “ngoằn ngoèo” giữa sa mạc. Nguồn: Kienthucnet.
Theo thống kê, 41,3% tổng diện tích Trái đất là sa mạc và các vùng đất khô hạn. Vì các hoang mạc và sa mạc đều có điều kiện khí hậu khắc nghiệt, nguồn nước ít ỏi nên hiện tại diện tích khổng lồ của chúng đang bị bỏ phí.
Nhiều người cho rằng sự xuất hiện của các hoang mạc và sa mạc là không cần thiết bởi hiện nay nhiều quốc gia trên thế giới đang thiếu thốn mặt bằng nghiêm trọng.
Vậy nếu như nhân loại thực hiện phủ xanh sa mạc thì kết quả sẽ như thế nào? Môi trường của Trái đất có thể thực sự được cải thiện không? Câu trả lời sau đây sẽ khiến những ai có đề xuất phủ xanh sa mạc sẽ phải thay đổi suy nghĩ của mình.
Theo nghiên cứu của chuyên gia, sự sống của rừng Amazon phụ thuộc rất lớn vào sa mạc Sahara. Việc này đã được khẳng định thông qua các dữ liệu thu thập được từ vệ tinh Calipso của NASA khi đo lượng cát bụi di chuyển từ sa mạc Sahara ở Châu Phi sang rừng rậm Amazon ở Nam Mỹ.
Mỗi năm, khoảng 22.000 tấn phốt pho có trong cát bụi bay từ sa mạc Sahara tới Amazon, tương đương với khối lượng chất dinh dưỡng mà những rừng mất đi bởi mưa và lũ lụt.
Phốt pho là một khoáng chất rất cần thiết cho sự phát triển của thực vật. Do mật độ cây cối trong rừng Amazon quá lớn nên chúng thường xuyên phải cạnh tranh để giành chất dinh dưỡng. Vì vậy, các đám mây bụi từ Sahara là nguồn bổ sung dinh dưỡng rất cần thiết của thực vật tại rừng Amazon.
Thêm nữa, hàm lượng không khí trên Trái đất mà chúng ta đang sống hiện nay bao gồm khí oxy và CO2. Khi Trái đất mất đi sa mạc, diện tích rừng phủ rộng hơn sẽ khiến cho lượng khí CO2 bị giảm mạnh. Thế nhưng, việc này sẽ khiến cho Trái đất bị mất đi "lớp bảo vệ" và nảy sinh một loạt vấn đề.
Đó là nhiệt độ không ổn định, nước biển, nước ở sông hồ bị bốc hơi, không khí trở nên quá khô và không thể hình thành vòng tuần hoàn của nước dẫn tới trời sẽ không có mưa, nước biến mất. Ngoài ra, lượng O2 tăng mạnh trong không khí cũng sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho con người, thậm chí là hiểm họa hủy diệt nhân loại.
Cây xanh từ lâu luôn đóng một vai trò quan trọng trong việc hấp thụ CO2. Tuy nhiên, có nhiều cây xanh hơn không có nghĩa là chúng có thể làm giảm sự nóng lên toàn cầu.
Các nhà khoa học cho rằng, cây cối tuy hấp thụ CO2 qua quá trình quang hợp nhưng chúng cũng thải ra một số chất hóa học khiến cho hành tinh ấm lên. Điều này cũng sẽ khiến cho khí hậu tổng thể của hành tinh bị ảnh hưởng nặng nề.
Bên cạnh đó, các sa mạc cũng được xem là những nguồn năng lượng mặt trời quan trọng, bởi chúng ít mây che phủ. Nhiều nhà máy năng lượng mặt trời đã được xây thành công trên các sa mạc.
Giáo sư David Faiman thuộc Đại học Ben-Gurion đã chỉ ra rằng với công nghệ hiện tại có thể cung cấp toàn bộ nhu cầu điện cho thế giới chỉ từ 10% năng lượng mặt trời thu được từ sa mạc Sahara. Như vậy, nguồn năng lượng mặt trời từ các sa mạc cung cấp cho Trái đất là rất lớn.
>>>Xem thêm video: Bí ẩn chưa có lời giải về những hình vẽ “ngoằn ngoèo” giữa sa mạc. Nguồn: Kienthucnet.