Theo NASA, tàu Dragonfly sẽ thực hiện nhiệm vụ đặc biệt vào năm 2027 với đích đến là mặt trăng Sao Thổ Titan - hành tinh được ví von là Trái đất thứ 2.Nó sẽ đến nơi vào năm 2034 và hạ cánh trên một địa điểm vô cùng thú vị: Cánh đồng cồn cát Shangri-la gần miệng hố va chạm Selk.Titan là một trong những "mặt trăng sự sống" được cơ quan vũ trụ này "chăm sóc chu đáo" nhất nhiều năm qua, khi tàu vũ trụ thăm dò Sao Thổ Cassini quan sát được nhiều dấu hiệu cho thấy đây rất có thể là một thiên thể có sự sống.Không chỉ sở hữu cảnh quan tương tự Trái Đất, khả năng có đại dương ngầm, dấu hiệu của hoạt động kiến tạo..., mặt trăng Sao Thổ này còn nhiều lần "phun" vật liệu hữu cơ trúng ngay tàu Cassini.Đó là lý do nơi này được ví von là một Trái Đất phiên bản ngoài hành tinh.Theo Science Alert, các nhà khoa học Mỹ đã thực hiện một nghiên cứu mới nhằm lập bản đồ 6 khu vực cụ thể của Titan, xác định đây là nơi có khả năng bị bao phủ bởi các cồn cát và mặt đất băng giá có khả năng xuyên thủng.Nhà khoa học hành tinh Leá Bonneyfoy đến từ Đại học Cornell ở New York - Mỹ cho biết khu vực hạ cánh của tàu này là vùng xích đạo khô hạn của Titan, một thế giới hydrocarbon lạnh giá, dày đặc.Đôi khi ở cánh đồng cồn cát Sharing-la sẽ có mưa mê-tan lỏng, nhưng nhìn chung nó vẫn giống điều kiện của một sa mạc trên Trái Đất.Dữ liệu từ Cassini cũng giúp các nhà khoa học mô phỏng lại chính xác khu vực này, cũng như các dữ liệu của tàu đổ bộ sơ khai Huygens đi kèm Cassini đã giúp tinh chỉnh các dữ liệu.Bản đồ này sẽ trang bị cho Dragonfiy công cụ định hướng tốt nhất "độc hành" bay đi khai phá Titan.Mời quý độc giả xem video: NASA 'bắn' tiểu hành tinh để bảo vệ Trái đất | VTV24.
Theo NASA, tàu Dragonfly sẽ thực hiện nhiệm vụ đặc biệt vào năm 2027 với đích đến là mặt trăng Sao Thổ Titan - hành tinh được ví von là Trái đất thứ 2.
Nó sẽ đến nơi vào năm 2034 và hạ cánh trên một địa điểm vô cùng thú vị: Cánh đồng cồn cát Shangri-la gần miệng hố va chạm Selk.
Titan là một trong những "mặt trăng sự sống" được cơ quan vũ trụ này "chăm sóc chu đáo" nhất nhiều năm qua, khi tàu vũ trụ thăm dò Sao Thổ Cassini quan sát được nhiều dấu hiệu cho thấy đây rất có thể là một thiên thể có sự sống.
Không chỉ sở hữu cảnh quan tương tự Trái Đất, khả năng có đại dương ngầm, dấu hiệu của hoạt động kiến tạo..., mặt trăng Sao Thổ này còn nhiều lần "phun" vật liệu hữu cơ trúng ngay tàu Cassini.
Đó là lý do nơi này được ví von là một Trái Đất phiên bản ngoài hành tinh.
Theo Science Alert, các nhà khoa học Mỹ đã thực hiện một nghiên cứu mới nhằm lập bản đồ 6 khu vực cụ thể của Titan, xác định đây là nơi có khả năng bị bao phủ bởi các cồn cát và mặt đất băng giá có khả năng xuyên thủng.
Nhà khoa học hành tinh Leá Bonneyfoy đến từ Đại học Cornell ở New York - Mỹ cho biết khu vực hạ cánh của tàu này là vùng xích đạo khô hạn của Titan, một thế giới hydrocarbon lạnh giá, dày đặc.
Đôi khi ở cánh đồng cồn cát Sharing-la sẽ có mưa mê-tan lỏng, nhưng nhìn chung nó vẫn giống điều kiện của một sa mạc trên Trái Đất.
Dữ liệu từ Cassini cũng giúp các nhà khoa học mô phỏng lại chính xác khu vực này, cũng như các dữ liệu của tàu đổ bộ sơ khai Huygens đi kèm Cassini đã giúp tinh chỉnh các dữ liệu.
Bản đồ này sẽ trang bị cho Dragonfiy công cụ định hướng tốt nhất "độc hành" bay đi khai phá Titan.