Tình hình Covid-19 ngày càng diễn biến phức tạp tại khắp nơi với hơn 721.000 ca mắc bệnh trên toàn cầu tính đến sáng ngày 30/3. Trong đó, Mỹ là nước có số ca nhiễm cao nhất thế giới, đến nay ghi nhận hơn 136.000 trường hợp dương tính virus corona.Trước đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã cùng các doanh nghiệp hàng đầu nước này họp bàn về việc phối hợp chống dịch. Không thể phủ nhận các ông lớn công nghệ cùng một loạt ứng dụng khoa học tiên tiến có vai trò quan trọng trong công tác đẩy lùi Covid-19.Sự nhạy bén của giới công nghệ Mỹ được thể hiện ngay từ những ngày đầu tháng 3/2020 khi virus corona chủng mới bắt đầu tấn công nước này. Các doanh nghiệp công nghệ Mỹ ở Thung lũng Silicon đã thành lập Nhóm Đặc nhiệm Công nghệ và Nghiên cứu nhằm tập trung tìm hiểu về dịch bệnh, tốc độ lây lan cũng như cung cấp những dự đoán sát nhất cho chính phủ Mỹ theo hình hình thực tế.Cũng giống như Trung Quốc, Hàn Quốc hay Ý, Mỹ sử dụng công nghệ định vị và trinh sát thông qua smartphone, trí tuệ nhân tạo AI nhận diện khuôn mặt nhằm giám sát các hoạt động di chuyển của người dân nước này. Hãng chuyên về thu thập và xử lý dữ liệu Palantir (Mỹ) hợp tác với CDC tiến hành xử liệu dữ liệu người nhiễm bệnh và các công tác y tế liên quan trên quy mô lớn.Những ông lớn công nghệ không đứng ngoài "cuộc chiến'' này. Với tầm nhìn xa, Apple, Facebook, Tesla luôn có sẵn những kho dự trữ khẩu trang y tế để trang bị cho nhân viên phòng trường hợp xấu xảy ra. Vào thời điểm Mỹ đang khốn đốn vì Covid-19, các hãng này không ngần ngại tài trợ hàng triệu khẩu trang y tế cho bệnh viện cũng như hỗ trợ sản xuất.Động thái cấm lan truyền thông tin sai lệch trên internet từ liên minh gồm Facebook, Google, YouTube, Microsoft, LinkedIn, Twitter và Reddit cũng cho thấy rõ nỗ lực của giới công nghệ Mỹ trong công tác phòng chống Covid-19.Dù đã có chuẩn bị nhưng ngành y tế Mỹ vẫn rơi vào tình trạng thiếu hụt các trang thiết bị y tế như khẩu trang, quần áo bảo hộ và đặc biệt là máy trợ thở. Vừa qua, vấn đề này đã được giải quyết khi tập đoàn lớn trong lĩnh vực sản xuất ô tô như General Morors, Telsa và Ford tuyên bố đang làm việc với chính phủ Mỹ, tham gia vào sản xuất máy thở phục vụ điều trị bệnh.Còn Honeywell - vốn là hãng hoạt động trong lĩnh vực hàng không vũ trụ, cũng tái bố trí sản xuất để làm máy trợ thở và khẩu trang chuyên dụng N95.Vốn là một cường quốc nhanh nhạy với mọi lĩnh vực, Mỹ nhanh chóng đưa ra các sản phẩm xét nghiệm nhanh SARS-CoV-2 để phục vụ cho y tế. Mới đây, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) vừa phê duyệt khẩn cấp bộ test Covid-19 do công ty thiết bị y tế Abbott phát triển, cho kết quả xét nghiệm chỉ sau 5 phút.Đây được xem là một trong số những ''vũ khí tối tân" giúp Mỹ chống Covid-19 khi có thể thực hiện ở bất kỳ địa điểm nào ngoài bệnh viện. Trước đó, công ty công nghệ sinh học Cephid cũng ra mắt bộ xét nghiệm đầu tiên của Mỹ, mất 45 phút để cho ra kết quả.
Phạt đối tượng tung tin chữa khỏi Covid-19 bằng tỏi | VTC Now. Nguồn: Youtube
Tình hình Covid-19 ngày càng diễn biến phức tạp tại khắp nơi với hơn 721.000 ca mắc bệnh trên toàn cầu tính đến sáng ngày 30/3. Trong đó, Mỹ là nước có số ca nhiễm cao nhất thế giới, đến nay ghi nhận hơn 136.000 trường hợp dương tính virus corona.
Trước đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã cùng các doanh nghiệp hàng đầu nước này họp bàn về việc phối hợp chống dịch. Không thể phủ nhận các ông lớn công nghệ cùng một loạt ứng dụng khoa học tiên tiến có vai trò quan trọng trong công tác đẩy lùi Covid-19.
Sự nhạy bén của giới công nghệ Mỹ được thể hiện ngay từ những ngày đầu tháng 3/2020 khi virus corona chủng mới bắt đầu tấn công nước này. Các doanh nghiệp công nghệ Mỹ ở Thung lũng Silicon đã thành lập Nhóm Đặc nhiệm Công nghệ và Nghiên cứu nhằm tập trung tìm hiểu về dịch bệnh, tốc độ lây lan cũng như cung cấp những dự đoán sát nhất cho chính phủ Mỹ theo hình hình thực tế.
Cũng giống như Trung Quốc, Hàn Quốc hay Ý, Mỹ sử dụng công nghệ định vị và trinh sát thông qua smartphone, trí tuệ nhân tạo AI nhận diện khuôn mặt nhằm giám sát các hoạt động di chuyển của người dân nước này. Hãng chuyên về thu thập và xử lý dữ liệu Palantir (Mỹ) hợp tác với CDC tiến hành xử liệu dữ liệu người nhiễm bệnh và các công tác y tế liên quan trên quy mô lớn.
Những ông lớn công nghệ không đứng ngoài "cuộc chiến'' này. Với tầm nhìn xa, Apple, Facebook, Tesla luôn có sẵn những kho dự trữ khẩu trang y tế để trang bị cho nhân viên phòng trường hợp xấu xảy ra. Vào thời điểm Mỹ đang khốn đốn vì Covid-19, các hãng này không ngần ngại tài trợ hàng triệu khẩu trang y tế cho bệnh viện cũng như hỗ trợ sản xuất.
Động thái cấm lan truyền thông tin sai lệch trên internet từ liên minh gồm Facebook, Google, YouTube, Microsoft, LinkedIn, Twitter và Reddit cũng cho thấy rõ nỗ lực của giới công nghệ Mỹ trong công tác phòng chống Covid-19.
Dù đã có chuẩn bị nhưng ngành y tế Mỹ vẫn rơi vào tình trạng thiếu hụt các trang thiết bị y tế như khẩu trang, quần áo bảo hộ và đặc biệt là máy trợ thở. Vừa qua, vấn đề này đã được giải quyết khi tập đoàn lớn trong lĩnh vực sản xuất ô tô như General Morors, Telsa và Ford tuyên bố đang làm việc với chính phủ Mỹ, tham gia vào sản xuất máy thở phục vụ điều trị bệnh.
Còn Honeywell - vốn là hãng hoạt động trong lĩnh vực hàng không vũ trụ, cũng tái bố trí sản xuất để làm máy trợ thở và khẩu trang chuyên dụng N95.
Vốn là một cường quốc nhanh nhạy với mọi lĩnh vực, Mỹ nhanh chóng đưa ra các sản phẩm xét nghiệm nhanh SARS-CoV-2 để phục vụ cho y tế. Mới đây, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) vừa phê duyệt khẩn cấp bộ test Covid-19 do công ty thiết bị y tế Abbott phát triển, cho kết quả xét nghiệm chỉ sau 5 phút.
Đây được xem là một trong số những ''vũ khí tối tân" giúp Mỹ chống Covid-19 khi có thể thực hiện ở bất kỳ địa điểm nào ngoài bệnh viện. Trước đó, công ty công nghệ sinh học Cephid cũng ra mắt bộ xét nghiệm đầu tiên của Mỹ, mất 45 phút để cho ra kết quả.
Phạt đối tượng tung tin chữa khỏi Covid-19 bằng tỏi | VTC Now. Nguồn: Youtube