Một nghiên cứu mới đây dẫn đầu bởi nhà khoa học hành tinh và khoa học địa chất Tyler Meng từ Đại học Arizona đã tìm ra một cách để nhìn vào các sông băng trên Sao Hỏa - cấu trúc mà các cơ quan vũ trụ kỳ vọng chứa "kho báu" được trông đợi nhất: Nước.Với một hành tinh khác, nước không chỉ là thứ đem lại hy vọng về sự sống, mà còn là nguồn sống và nguồn năng lượng cho các sứ mệnh tương lai, nhất là những nơi như Sao Hỏa, vốn được NASA, ESA (Cơ quan Vũ trụ châu Âu) kỳ vọng xây dựng căn cứ dài lâu.Tuy nhiên con người không có nhiều thời gian và điều kiện khi thám hiểm vũ trụ, do đó một sự định hướng chuẩn xác cho nhiệm vụ là rất cần thiết.Việc nghiên cứu sông băng trực tiếp bằng các robot và tàu quỹ đạo đang thám hiểm hành tinh đỏ là rất khó khăn. Nhưng tiến sĩ Meng tìm ra một phương án khác.Theo nghiên cứu mới, các dữ liệu mà NASA, ESA thu thập cho thấy sông băng Sao Hỏa là dạng sông băng đá, chứa nhiều đá, cát, nhỏ hơn nhiều so với các sông băng trên Trái Đất nhưng đều di chuyển chậm theo thời gian và mang nhiều tính chất đồng nhất khác.Vì vậy, việc nhìn vào các sông băng Trái Đất có thể như nhìn vào một tấm gương soi rọi chính hình ảnh của sông băng Sao Hỏa. Nhóm nghiên cứu đã tìm đến 4 sông băng giàu đá ở các bang Colorado, Wyoming và Alaska của Mỹ, lập bản đồ 3 chiều bằng thiết bị radar.Bằng cách lập bản đồ các mô hình sông băng Trái Đất, các nhà khoa học có thể mô phỏng tương đối các sông băng Sao Hỏa, thứ sẽ giúp các sứ mệnh tương lai được định hướng cụ thể hơn.Trước đó, trong nhiều thập kỷ, các nhà khoa học cũng đã nhận thấy những đặc điểm trên sao Hỏa có liên quan đến sự tồn tại của băng tuyết, hay các dòng sông băng.Cụ thể là dọc theo những ngọn đồi thấp, người ta quan sát thấy những mảnh vụn trông giống như dòng chảy của sông băng được bao phủ trong một lớp đá mỏng.Khí hậu bất thường này cũng đã được so sánh với điều kiện ở các hồ dưới nước ở Nam Cực, nơi những loài tôm lạ và hải sâm đang phát triển mạnh.Hay trong những điều kiện tương tự trên Trái đất, chẳng hạn như Thung lũng khô ở Nam Cực, Biển Chết ở Israel và sa mạc Atacama ở Chile, hiện tượng tương tự cũng đã được chứng kiến.Theo Daily Star, những kết quả này có thể cung cấp một mục tiêu mới cho tàu thăm dò Perseverance của NASA, vốn được gắn một mũi khoan lớn để tìm kiếm dấu hiệu của sự sống trong các mẫu đá tại sao Hỏa.>>>Xem thêm video: NASA 'bắn' tiểu hành tinh để bảo vệ Trái đất (Nguồn: VTV24).
Một nghiên cứu mới đây dẫn đầu bởi nhà khoa học hành tinh và khoa học địa chất Tyler Meng từ Đại học Arizona đã tìm ra một cách để nhìn vào các sông băng trên Sao Hỏa - cấu trúc mà các cơ quan vũ trụ kỳ vọng chứa "kho báu" được trông đợi nhất: Nước.
Với một hành tinh khác, nước không chỉ là thứ đem lại hy vọng về sự sống, mà còn là nguồn sống và nguồn năng lượng cho các sứ mệnh tương lai, nhất là những nơi như Sao Hỏa, vốn được NASA, ESA (Cơ quan Vũ trụ châu Âu) kỳ vọng xây dựng căn cứ dài lâu.
Tuy nhiên con người không có nhiều thời gian và điều kiện khi thám hiểm vũ trụ, do đó một sự định hướng chuẩn xác cho nhiệm vụ là rất cần thiết.
Việc nghiên cứu sông băng trực tiếp bằng các robot và tàu quỹ đạo đang thám hiểm hành tinh đỏ là rất khó khăn. Nhưng tiến sĩ Meng tìm ra một phương án khác.
Theo nghiên cứu mới, các dữ liệu mà NASA, ESA thu thập cho thấy sông băng Sao Hỏa là dạng sông băng đá, chứa nhiều đá, cát, nhỏ hơn nhiều so với các sông băng trên Trái Đất nhưng đều di chuyển chậm theo thời gian và mang nhiều tính chất đồng nhất khác.
Vì vậy, việc nhìn vào các sông băng Trái Đất có thể như nhìn vào một tấm gương soi rọi chính hình ảnh của sông băng Sao Hỏa. Nhóm nghiên cứu đã tìm đến 4 sông băng giàu đá ở các bang Colorado, Wyoming và Alaska của Mỹ, lập bản đồ 3 chiều bằng thiết bị radar.
Bằng cách lập bản đồ các mô hình sông băng Trái Đất, các nhà khoa học có thể mô phỏng tương đối các sông băng Sao Hỏa, thứ sẽ giúp các sứ mệnh tương lai được định hướng cụ thể hơn.
Trước đó, trong nhiều thập kỷ, các nhà khoa học cũng đã nhận thấy những đặc điểm trên sao Hỏa có liên quan đến sự tồn tại của băng tuyết, hay các dòng sông băng.
Cụ thể là dọc theo những ngọn đồi thấp, người ta quan sát thấy những mảnh vụn trông giống như dòng chảy của sông băng được bao phủ trong một lớp đá mỏng.
Khí hậu bất thường này cũng đã được so sánh với điều kiện ở các hồ dưới nước ở Nam Cực, nơi những loài tôm lạ và hải sâm đang phát triển mạnh.
Hay trong những điều kiện tương tự trên Trái đất, chẳng hạn như Thung lũng khô ở Nam Cực, Biển Chết ở Israel và sa mạc Atacama ở Chile, hiện tượng tương tự cũng đã được chứng kiến.
Theo Daily Star, những kết quả này có thể cung cấp một mục tiêu mới cho tàu thăm dò Perseverance của NASA, vốn được gắn một mũi khoan lớn để tìm kiếm dấu hiệu của sự sống trong các mẫu đá tại sao Hỏa.
>>>Xem thêm video: NASA 'bắn' tiểu hành tinh để bảo vệ Trái đất (Nguồn: VTV24).