Số người sử dụng các ứng dụng công nghệ như mạng xã hội, nhắn tin, công cụ tìm kiếm thông tin trên internet ngày càng nhiều. Nếu như trước đây người dùng luôn lo ngại tin nhắn SMS bị xâm phạm, vị trí của điện thoại bị dò tìm, cuộc gọi điện thoại bị ghi âm bởi các nhà mạng thì giờ đây rò rỉ thông tin cá nhân qua mạng xã hội là một nỗi lo mới.Tại Việt Nam, đa phần người dùng thường sử dụng Zalo của VNG Online, Facebook và Messenger của Facebook, Viber của Viber Media và thậm chí cả Line, WeChat… Tất cả các ứng dụng đều yêu cầu quyền được truy cập riêng tư trên smartphone khiến dữ liệu và thông tin cá nhân người dùng bị đe dọa.Thực tế, người dùng Facebook đã không ít lần đối mặt với nỗi lo bị hack tài khoản bởi những mục đích xấu, ngay cả những tài khoản có tick xanh của người nổi tiếng. Niềm tin của người dùng dường như đang ngày càng xa với Mark Zuckerberg và công ty của ông.Ngày 12/7, trang Facebook có tick xanh của Branislav Ivanovic, trung vệ của Chelsea bất ngờ bị tấn công chiếm quyền bởi một hacker Việt Nam. Đáng nói hơn là ngay sau đó ngày 30/7, tài khoản của cầu thủ Serbia thậm chí còn bị đăng tải video livestream bán hàng.Đây không phải lần đầu tiên một cầu thủ nổi tiếng có Facebook với dấu tick xanh bị hacker tấn công. Trước đó, ngày 23/6, tài khoản Facebook của cầu thủ Quang Hải cũng bị chiếm quyền để lộ nhiều đoạn tin nhắn nhạy cảm, các nghệ sĩ, diễn viên nổi tiếng cũng không thoát khỏi tình trạng bị tống tiền để có lại được Facebook cá nhân.Trong đợt kiểm tra bảo mật vào tháng 1/2019, Facebook dính bê bối về lỗi bảo mật thông tin của 600 triệu người dùng khi mật khẩu được lưu trữ dưới dạng văn bản và hoàn toàn có thể đọc bằng mắt thường trong hệ thống dữ liệu nội bộ. Đây là tin xấu tiếp theo nối tiếp chuỗi bê bối về tính an toàn thông tin cá nhân cho người sử dụng Facebook phải đối mặt trong thời gian gần đây.Mạng xã hội lớn nhất thế giới không còn an toàn, người dùng Việt tìm đến các ứng dụng ''thuần Việt'' như mạng xã hội Zalo, được cho là hội tụ khá đầy đủ những tính năng chính của một số ứng dụng nổi tiếng. Trong cuộc chạy đua này Zalo đã nhanh chóng thu hút số lượng người dùng tăng ồ ạt, và cũng dần bộc lộ những ''ẩn họa'' về bảo mật.Tâm lý chung của người sử dụng điện thoại di động là muốn bảo mật vị trí hiện tại của mình nhưng với chức năng ''Tìm kiếm quanh đây'', Zalo vô tình khiến không chỉ người sử dụng mà cả đối tượng thân cận của người sử dụng cảm thấy bất an. Bằng cách này, Zalo đã vi phạm bảo mật, an ninh mạng, từ đó có nguy cơ lộ thông tin cá nhân, thất thoát dữ liệu của người dùng.Với tính năng đọc và nhận tin nhắn SMS/MMS, Zalo từng bị phát hiện đã đọc được tin nhắn gửi đi của người dùng.Chưa kể, thực tế đã có nhiều người dùng ứng dụng Zalo để làm phương tiện liên lạc trong cuộc sống và công việc đã phải "ngậm đắng nuốt cay" khi tài khoản Zalo bị khoá. Nguyên nhân chủ yếu là do có ai đó cố tình phá hoại bằng cách đăng nhập vào Zalo bằng chính số điện thoại của người dùng.Kiểm tra lại với các ứng dụng khác như Viber, Facebook, Messenger, Line, WeChat… đều gặp tình trạng tin nhắn người dùng đã bị đọc. Với một số ứng dụng và mạng xã hội, việc đọc tin nhắn của người dùng theo họ không có mục đích gì khác ngoài đảm bảo tin nhắn đã được gửi đi.Nhìn chung, mỗi ứng dụng hay mạng xã hội đều có những điểm yếu, rủi ro tiềm ẩn có thể do hệ thống mạng bị lỗi, bị mã độc, hoặc do lỗi con người trong quá trình vận hành... Do đó, dường như không có ứng dụng hay website nào tuyệt đối bảo mật với người dùng.Hiện nay chưa có những nghiên cứu so sánh các sản phẩm của Việt Nam so với các ứng dụng công nghệ lớn thế giới như Facebook, Gmail, Viber... Để sử dụng các mạng xã hội một cách an toàn nhất, người dùng hạn chế hết mức việc cung cấp thông tin bất lợi cho mình lên những hệ thống như mạng xã hội mà mình không làm chủ.NHỮNG KHOẢNH KHẮC ĐÁNG CHÚ Ý TRONG PHIÊN ĐIỀU TRẦN CỦA CEO CÁC HÃNG CÔNG NGHỆ MỸ | VTV24
Số người sử dụng các ứng dụng công nghệ như mạng xã hội, nhắn tin, công cụ tìm kiếm thông tin trên internet ngày càng nhiều. Nếu như trước đây người dùng luôn lo ngại tin nhắn SMS bị xâm phạm, vị trí của điện thoại bị dò tìm, cuộc gọi điện thoại bị ghi âm bởi các nhà mạng thì giờ đây rò rỉ thông tin cá nhân qua mạng xã hội là một nỗi lo mới.
Tại Việt Nam, đa phần người dùng thường sử dụng Zalo của VNG Online, Facebook và Messenger của Facebook, Viber của Viber Media và thậm chí cả Line, WeChat… Tất cả các ứng dụng đều yêu cầu quyền được truy cập riêng tư trên smartphone khiến dữ liệu và thông tin cá nhân người dùng bị đe dọa.
Thực tế, người dùng Facebook đã không ít lần đối mặt với nỗi lo bị hack tài khoản bởi những mục đích xấu, ngay cả những tài khoản có tick xanh của người nổi tiếng. Niềm tin của người dùng dường như đang ngày càng xa với Mark Zuckerberg và công ty của ông.
Ngày 12/7, trang Facebook có tick xanh của Branislav Ivanovic, trung vệ của Chelsea bất ngờ bị tấn công chiếm quyền bởi một hacker Việt Nam. Đáng nói hơn là ngay sau đó ngày 30/7, tài khoản của cầu thủ Serbia thậm chí còn bị đăng tải video livestream bán hàng.
Đây không phải lần đầu tiên một cầu thủ nổi tiếng có Facebook với dấu tick xanh bị hacker tấn công. Trước đó, ngày 23/6, tài khoản Facebook của cầu thủ Quang Hải cũng bị chiếm quyền để lộ nhiều đoạn tin nhắn nhạy cảm, các nghệ sĩ, diễn viên nổi tiếng cũng không thoát khỏi tình trạng bị tống tiền để có lại được Facebook cá nhân.
Trong đợt kiểm tra bảo mật vào tháng 1/2019, Facebook dính bê bối về lỗi bảo mật thông tin của 600 triệu người dùng khi mật khẩu được lưu trữ dưới dạng văn bản và hoàn toàn có thể đọc bằng mắt thường trong hệ thống dữ liệu nội bộ. Đây là tin xấu tiếp theo nối tiếp chuỗi bê bối về tính an toàn thông tin cá nhân cho người sử dụng Facebook phải đối mặt trong thời gian gần đây.
Mạng xã hội lớn nhất thế giới không còn an toàn, người dùng Việt tìm đến các ứng dụng ''thuần Việt'' như mạng xã hội Zalo, được cho là hội tụ khá đầy đủ những tính năng chính của một số ứng dụng nổi tiếng. Trong cuộc chạy đua này Zalo đã nhanh chóng thu hút số lượng người dùng tăng ồ ạt, và cũng dần bộc lộ những ''ẩn họa'' về bảo mật.
Tâm lý chung của người sử dụng điện thoại di động là muốn bảo mật vị trí hiện tại của mình nhưng với chức năng ''Tìm kiếm quanh đây'', Zalo vô tình khiến không chỉ người sử dụng mà cả đối tượng thân cận của người sử dụng cảm thấy bất an. Bằng cách này, Zalo đã vi phạm bảo mật, an ninh mạng, từ đó có nguy cơ lộ thông tin cá nhân, thất thoát dữ liệu của người dùng.
Với tính năng đọc và nhận tin nhắn SMS/MMS, Zalo từng bị phát hiện đã đọc được tin nhắn gửi đi của người dùng.
Chưa kể, thực tế đã có nhiều người dùng ứng dụng Zalo để làm phương tiện liên lạc trong cuộc sống và công việc đã phải "ngậm đắng nuốt cay" khi tài khoản Zalo bị khoá. Nguyên nhân chủ yếu là do có ai đó cố tình phá hoại bằng cách đăng nhập vào Zalo bằng chính số điện thoại của người dùng.
Kiểm tra lại với các ứng dụng khác như Viber, Facebook, Messenger, Line, WeChat… đều gặp tình trạng tin nhắn người dùng đã bị đọc. Với một số ứng dụng và mạng xã hội, việc đọc tin nhắn của người dùng theo họ không có mục đích gì khác ngoài đảm bảo tin nhắn đã được gửi đi.
Nhìn chung, mỗi ứng dụng hay mạng xã hội đều có những điểm yếu, rủi ro tiềm ẩn có thể do hệ thống mạng bị lỗi, bị mã độc, hoặc do lỗi con người trong quá trình vận hành... Do đó, dường như không có ứng dụng hay website nào tuyệt đối bảo mật với người dùng.
Hiện nay chưa có những nghiên cứu so sánh các sản phẩm của Việt Nam so với các ứng dụng công nghệ lớn thế giới như Facebook, Gmail, Viber... Để sử dụng các mạng xã hội một cách an toàn nhất, người dùng hạn chế hết mức việc cung cấp thông tin bất lợi cho mình lên những hệ thống như mạng xã hội mà mình không làm chủ.
NHỮNG KHOẢNH KHẮC ĐÁNG CHÚ Ý TRONG PHIÊN ĐIỀU TRẦN CỦA CEO CÁC HÃNG CÔNG NGHỆ MỸ | VTV24