Theo các chuyên gia, Trái đất mà chúng ta đang sinh sống ngày nay đã có nhiều sự thay đổi địa chất lớn trong 4,5 tỷ năm qua. Mới đây, nhóm nghiên cứu do nhà địa chất học Fabio Capitanio từ Trường Trái đất, Khí quyển và môi trường, Đại học Monash, Australia dẫn đầu cho biết đã nghiên về những lục địa đầu tiên của hành tinh xanh.Nhà địa chất học Capitanio cho hay những tảng đá trong lõi của lục địa, được gọi là miệng núi lửa, đã hơn 3 tỷ năm tuổi. Chúng hình thành từ thuở sơ khai của Trái đất và nắm giữ bí mật về cách các lục địa và hành tinh thay đổi theo thời gian như thế nào.Hiện các nhà khoa học chưa thể giải mã các lục địa hình thành như thế nào. Không có bất cứ hành tinh nào trong Hệ Mặt trời có bất cứ điều gì giống Trái đất.Vì vây, nhóm chuyên gia do nhà địa chất học Capitanio dẫn đầu tiến hành nghiên cứu 35 nền cổ đã được giới khoa học biết đến. Họ mô hình hóa những nền cổ để mô phỏng quá trình hình thành, phát triển của Trái đất trong 1 tỉ năm đầu tiên.Kết quả nghiên cứu của các chuyên gia chỉ ra Trái đất không chỉ sáp nhập và phân tách các lục địa nhiều lần mà từng "ăn thịt" những lục địa đầu tiên, sơ khai nhất.Những lục địa sơ khai nhất trong lịch sử đó bị kéo vào lớp phủ, tan chảy và trộn lẫn bởi vật liệu nóng chảy ở tầng sâu đó cho đến khi hòa tan hoàn toàn.Tuy nhiên, một số mảnh còn sót lại của các lục địa trên đang dần tìm đường nổi lên trở lại, tích tụ bên dưới thạch quyển thành từng lớp, nổi và cứng, có pha lẫn vật liệu trẻ tuổi hơn mà chúng đã đánh cắp từ lớp phủ. Chúng là nền cổ - thứ tạo nền móng vững chắc cho các lục địa mới ra đời.Từ đây, các chuyên gia nhận định trong tương lai có thể ngoài các lục địa chúng ta đang biết, Trái đất sẽ có thể tự hồi sinh một số lục địa từng bị "nuốt chửng" bằng cách tái chế và kết hợp chúng với những vật liệu mới hơn.Dù vậy, các chuyên gia cho hay công chúng không phải cần quá lo lắng bởi quá trình trên có thể phải mất hàng trăm triệu cho đến hàng tỉ năm.Mời độc giả xem video: Trái đất trải qua tháng 9 nóng nhất trong lịch sử. Nguồn: THĐT1.
Theo các chuyên gia, Trái đất mà chúng ta đang sinh sống ngày nay đã có nhiều sự thay đổi địa chất lớn trong 4,5 tỷ năm qua. Mới đây, nhóm nghiên cứu do nhà địa chất học Fabio Capitanio từ Trường Trái đất, Khí quyển và môi trường, Đại học Monash, Australia dẫn đầu cho biết đã nghiên về những lục địa đầu tiên của hành tinh xanh.
Nhà địa chất học Capitanio cho hay những tảng đá trong lõi của lục địa, được gọi là miệng núi lửa, đã hơn 3 tỷ năm tuổi. Chúng hình thành từ thuở sơ khai của Trái đất và nắm giữ bí mật về cách các lục địa và hành tinh thay đổi theo thời gian như thế nào.
Hiện các nhà khoa học chưa thể giải mã các lục địa hình thành như thế nào. Không có bất cứ hành tinh nào trong Hệ Mặt trời có bất cứ điều gì giống Trái đất.
Vì vây, nhóm chuyên gia do nhà địa chất học Capitanio dẫn đầu tiến hành nghiên cứu 35 nền cổ đã được giới khoa học biết đến. Họ mô hình hóa những nền cổ để mô phỏng quá trình hình thành, phát triển của Trái đất trong 1 tỉ năm đầu tiên.
Kết quả nghiên cứu của các chuyên gia chỉ ra Trái đất không chỉ sáp nhập và phân tách các lục địa nhiều lần mà từng "ăn thịt" những lục địa đầu tiên, sơ khai nhất.
Những lục địa sơ khai nhất trong lịch sử đó bị kéo vào lớp phủ, tan chảy và trộn lẫn bởi vật liệu nóng chảy ở tầng sâu đó cho đến khi hòa tan hoàn toàn.
Tuy nhiên, một số mảnh còn sót lại của các lục địa trên đang dần tìm đường nổi lên trở lại, tích tụ bên dưới thạch quyển thành từng lớp, nổi và cứng, có pha lẫn vật liệu trẻ tuổi hơn mà chúng đã đánh cắp từ lớp phủ. Chúng là nền cổ - thứ tạo nền móng vững chắc cho các lục địa mới ra đời.
Từ đây, các chuyên gia nhận định trong tương lai có thể ngoài các lục địa chúng ta đang biết, Trái đất sẽ có thể tự hồi sinh một số lục địa từng bị "nuốt chửng" bằng cách tái chế và kết hợp chúng với những vật liệu mới hơn.
Dù vậy, các chuyên gia cho hay công chúng không phải cần quá lo lắng bởi quá trình trên có thể phải mất hàng trăm triệu cho đến hàng tỉ năm.
Mời độc giả xem video: Trái đất trải qua tháng 9 nóng nhất trong lịch sử. Nguồn: THĐT1.