Rất lâu trước khi khủng long từng thống trị mặt đất, khi những khu rừng rậm nguyên thủy vươn đến trời cao là nhà cho vô số loại côn trùng khổng lồ, có một loài cá mặt xẻng khiêm nhường đã quyết định thử sức mình khi bò từ biển lên mặt đất khô cằn.Cùng lúc đó, một giống loài khác cũng từng là cá, có vẻ như đã chán đất liền và nhớ nước, lại lựa chọn quay về đại dương chung sống ở "vương quốc thủy tề".Tên của đám cá chọn ở lại trên cạn là Tiktaalik roseae - hay ngắn gọn là Tiktaalik, có nguồn gốc một từ trong ngôn ngữ Inuktitut có nghĩa "cá nước ngọt lớn".Con cá vây thùy khiêm tốn này hóa ra là thủy tổ chung của mọi loài có xương sống trên cạn, từ khủng long cho đến thú có vú.Tiktaalik nổi bật với những chiếc vây có cấu tạo như bàn chân, giúp chúng ra khỏi mặt nước để dạo chơi trên các bờ sông cạn - chúng còn được gọi là fishapod hay "cá 4 chân" vàTiktaalik không hề đơn độc trong hành trình tiến hóa này.Một người họ hàng của nó có tên Qikiqtania wakei, cả hai đều từng sống vào cuối kỷ Devon, khoảng 375 triệu năm trước đây. Khi phân tích phần xương hàm của giống cá này, các nhà khoa học phát hiện nó có khuôn mặt phẳng, cái đầu tam giác với mắt ở trên cùng - khá giống với Tiktaalik. Tuy nhiên, chúng lại "nhỏ con" hơn nhiều với chiều dài tối đa 76cm so với 2,7m của Tiktaalik.Điều đặc biệt là mặc dù có phần vây bên ngoài giống với thủy tổ của động vật xương sống trên cạn, cấu trúc xương vây của Qikiqtania lại thiếu đi các yếu tố quan trọng cho việc bước đi, nâng đỡ cơ thể trên mặt đất. Các nhà khoa học phát hiện chi tiết này qua chụp cắt lớp CT.Vây của Qikiqtania được thiết kế đặc biệt để chèo nước - một đặc điểm gợi ý rằng nó thích hợp sống dưới lòng biển hơn là trên đất liền.Nói một cách ngắn gọn, mặc dù cũng trèo lên bờ theo đàn anh đàn chị và sống như Tiktaalik để rồi tiến hóa thành động vật có xương sống, chúng lại đổi ý, quay về tái định cư ở biển cả để vùng vẫy thỏa thích và phát triển trở lại thành một loài cá chính thức..Nhưng câu chuyện về việc tái định cư chưa dừng ở đó. Sau Qikiqtania rất lâu, vào khoảng 47 triệu năm trước đây, tổ tiên của loài cá voi hiện đại đã rời khỏi mặt đất và bắt đầu lối sống gắn bó hơn với môi trường nước - để tránh động vật săn mồi cũng như tìm kiếm thức ăn.Qua hàng chục triệu năm, những động vật vốn là thú có vú trên cạn dần tiến hóa thành cá voi và cá heo mà chúng ta thấy ngày nay. Đó là lý do vì sao đến tận lúc này, cá heo và cá voi vẫn được coi là thú có vú và đẻ con chứ không hẳn là "cá" như tên gọi.
Rất lâu trước khi khủng long từng thống trị mặt đất, khi những khu rừng rậm nguyên thủy vươn đến trời cao là nhà cho vô số loại côn trùng khổng lồ, có một loài cá mặt xẻng khiêm nhường đã quyết định thử sức mình khi bò từ biển lên mặt đất khô cằn.
Cùng lúc đó, một giống loài khác cũng từng là cá, có vẻ như đã chán đất liền và nhớ nước, lại lựa chọn quay về đại dương chung sống ở "vương quốc thủy tề".
Tên của đám cá chọn ở lại trên cạn là Tiktaalik roseae - hay ngắn gọn là Tiktaalik, có nguồn gốc một từ trong ngôn ngữ Inuktitut có nghĩa "cá nước ngọt lớn".
Con cá vây thùy khiêm tốn này hóa ra là thủy tổ chung của mọi loài có xương sống trên cạn, từ khủng long cho đến thú có vú.
Tiktaalik nổi bật với những chiếc vây có cấu tạo như bàn chân, giúp chúng ra khỏi mặt nước để dạo chơi trên các bờ sông cạn - chúng còn được gọi là fishapod hay "cá 4 chân" vàTiktaalik không hề đơn độc trong hành trình tiến hóa này.
Một người họ hàng của nó có tên Qikiqtania wakei, cả hai đều từng sống vào cuối kỷ Devon, khoảng 375 triệu năm trước đây. Khi phân tích phần xương hàm của giống cá này, các nhà khoa học phát hiện nó có khuôn mặt phẳng, cái đầu tam giác với mắt ở trên cùng - khá giống với Tiktaalik. Tuy nhiên, chúng lại "nhỏ con" hơn nhiều với chiều dài tối đa 76cm so với 2,7m của Tiktaalik.
Điều đặc biệt là mặc dù có phần vây bên ngoài giống với thủy tổ của động vật xương sống trên cạn, cấu trúc xương vây của Qikiqtania lại thiếu đi các yếu tố quan trọng cho việc bước đi, nâng đỡ cơ thể trên mặt đất. Các nhà khoa học phát hiện chi tiết này qua chụp cắt lớp CT.
Vây của Qikiqtania được thiết kế đặc biệt để chèo nước - một đặc điểm gợi ý rằng nó thích hợp sống dưới lòng biển hơn là trên đất liền.
Nói một cách ngắn gọn, mặc dù cũng trèo lên bờ theo đàn anh đàn chị và sống như Tiktaalik để rồi tiến hóa thành động vật có xương sống, chúng lại đổi ý, quay về tái định cư ở biển cả để vùng vẫy thỏa thích và phát triển trở lại thành một loài cá chính thức..
Nhưng câu chuyện về việc tái định cư chưa dừng ở đó. Sau Qikiqtania rất lâu, vào khoảng 47 triệu năm trước đây, tổ tiên của loài cá voi hiện đại đã rời khỏi mặt đất và bắt đầu lối sống gắn bó hơn với môi trường nước - để tránh động vật săn mồi cũng như tìm kiếm thức ăn.
Qua hàng chục triệu năm, những động vật vốn là thú có vú trên cạn dần tiến hóa thành cá voi và cá heo mà chúng ta thấy ngày nay. Đó là lý do vì sao đến tận lúc này, cá heo và cá voi vẫn được coi là thú có vú và đẻ con chứ không hẳn là "cá" như tên gọi.