Rùa là một trong những loài tiến hóa thành công nhất trong tự nhiên. Chúng có tuổi thọ đến hàng trăm năm, là một trong những loài động vật sống lâu nhất hành tinh.Chỉ cần có được trạng thái cơ thể hoàn hảo, rùa chính là một bậc thầy về sinh tồn do sở hữu lớp phòng thủ mạnh mẽ khiến bất kỳ đối thủ nào cũng phải kiêng dè. Tất cả chiến tích này đều nhờ vào lớp mai rùa vô cùng cứng cáp.Mai rùa là "cơn ác mộng" của vô số kẻ săn mồi - một bữa tiệc đang ở ngay trước mặt nhưng không thể thưởng thức. Nhai không được, nuốt cũng không xong, cho dù hàm răng của thú săn mồi cứng cáp đến mấy cũng khó lòng xuyên thủng lớp mai rùa này.Có thể mọi người đã từng nghe câu chuyện đại bàng ăn thịt rùa. Nhưng trên thực tế, hầu hết đại bàng đều chỉ có thể ăn thịt rùa nhỏ, chúng trực tiếp dùng mỏ nhọn chọc vào các khe hở của mai rùa, sau đó cắn xé thịt rùa và ăn.Trước một con rùa trưởng thành, đại bàng thường không trực tiếp tấn công. Mai rùa phát triển đầy đủ rất cứng và nhẵn, cùng với diện tích bề mặt lớn nên đại bàng rất khó quắp bằng móng vuốt. Quá trình “làm thịt” được một con rùa rất tốn công sức nên đại bàng thà bắt vài con chuột đồng và thỏ về ăn còn hơn.Trong tự nhiên, cá sấu là một trong số ít những sinh vật có thể trực tiếp phá hủy một chiếc mai rùa "hoàn chỉnh" bằng lực cắn đầy mạnh mẽ. Nhưng đồng thời, có rất nhiều trường hợp thực tế mà cá sấu bất lực trước lớp vỏ cứng cáp.Vì lực cắn giữa các loài cá sấu khác nhau cũng khác nhau, mà cấu tạo cơ thể của rùa cũng muôn hình vạn trạng.Nhìn chung, hầu hết các loài rùa đều có mai hình vòm hơi cong - một cấu trúc khiến những kẻ săn mồi khó có thể cắn và nghiền nát. Tuy nhiên, để thuận lợi cho hoạt động dưới nước, nhiều loài rùa nước sẽ phát triển mai tương đối phẳng và nhẹ nên khả năng phòng thủ không mạnh như rùa cạn.Do đó, hung tàn như cá sấu cũng ít khi “kiếm chuyện” với rùa có mai cứng, mà chọn đối tượng là rùa sông nhiều hơn. Ngoài ra, những ai theo dõi thế giới động vật sẽ nhận ra: Báo đốm là sinh vật đáng sợ duy nhất ngoài cá sấu có thể cắn xuyên mai rùa.Nhưng trên thực tế, báo đốm chỉ săn rùa biển. Khi rùa lên bờ đẻ trứng vào ban đêm, báo đốm sẽ lợi dụng sơ hở cắn vào cổ họng rùa cho đến chết. Sở dĩ báo đốm có thể thưởng thức rùa biển như những bữa ăn bình thường như vậy là do rùa biển không thể rút hoàn toàn đầu và các chi vào trong mai.Do sống ở biển quanh năm nên rùa biển có hình dạng giống cá, giúp giảm ma sát và lực cản trong nước, giúp chúng bơi nhanh và dễ dàng hơn. Nhưng đồng thời, chúng cũng mất khả năng "thu mình". Ở biển, vảy trên đầu và tứ chi của chúng về cơ bản có thể tự bảo vệ mình, nhưng trên cạn thì trở nên vô dụng.Vì vậy, việc báo đốm cắn xuyên mai rùa để giết rùa biển là điều không thể. Báo đốm chỉ có thể tấn công khi rùa biển đang trong thời kỳ sinh sản và để lộ sơ hở nhiều nhất. Tóm lại, trong thế giới tự nhiên, không một loài động vật nào có thể tấn công trực tiếp phá vỡ lớp mai rùa cứng cáp.
Rùa là một trong những loài tiến hóa thành công nhất trong tự nhiên. Chúng có tuổi thọ đến hàng trăm năm, là một trong những loài động vật sống lâu nhất hành tinh.
Chỉ cần có được trạng thái cơ thể hoàn hảo, rùa chính là một bậc thầy về sinh tồn do sở hữu lớp phòng thủ mạnh mẽ khiến bất kỳ đối thủ nào cũng phải kiêng dè. Tất cả chiến tích này đều nhờ vào lớp mai rùa vô cùng cứng cáp.
Mai rùa là "cơn ác mộng" của vô số kẻ săn mồi - một bữa tiệc đang ở ngay trước mặt nhưng không thể thưởng thức. Nhai không được, nuốt cũng không xong, cho dù hàm răng của thú săn mồi cứng cáp đến mấy cũng khó lòng xuyên thủng lớp mai rùa này.
Có thể mọi người đã từng nghe câu chuyện đại bàng ăn thịt rùa. Nhưng trên thực tế, hầu hết đại bàng đều chỉ có thể ăn thịt rùa nhỏ, chúng trực tiếp dùng mỏ nhọn chọc vào các khe hở của mai rùa, sau đó cắn xé thịt rùa và ăn.
Trước một con rùa trưởng thành, đại bàng thường không trực tiếp tấn công. Mai rùa phát triển đầy đủ rất cứng và nhẵn, cùng với diện tích bề mặt lớn nên đại bàng rất khó quắp bằng móng vuốt. Quá trình “làm thịt” được một con rùa rất tốn công sức nên đại bàng thà bắt vài con chuột đồng và thỏ về ăn còn hơn.
Trong tự nhiên, cá sấu là một trong số ít những sinh vật có thể trực tiếp phá hủy một chiếc mai rùa "hoàn chỉnh" bằng lực cắn đầy mạnh mẽ. Nhưng đồng thời, có rất nhiều trường hợp thực tế mà cá sấu bất lực trước lớp vỏ cứng cáp.
Vì lực cắn giữa các loài cá sấu khác nhau cũng khác nhau, mà cấu tạo cơ thể của rùa cũng muôn hình vạn trạng.
Nhìn chung, hầu hết các loài rùa đều có mai hình vòm hơi cong - một cấu trúc khiến những kẻ săn mồi khó có thể cắn và nghiền nát. Tuy nhiên, để thuận lợi cho hoạt động dưới nước, nhiều loài rùa nước sẽ phát triển mai tương đối phẳng và nhẹ nên khả năng phòng thủ không mạnh như rùa cạn.
Do đó, hung tàn như cá sấu cũng ít khi “kiếm chuyện” với rùa có mai cứng, mà chọn đối tượng là rùa sông nhiều hơn. Ngoài ra, những ai theo dõi thế giới động vật sẽ nhận ra: Báo đốm là sinh vật đáng sợ duy nhất ngoài cá sấu có thể cắn xuyên mai rùa.
Nhưng trên thực tế, báo đốm chỉ săn rùa biển. Khi rùa lên bờ đẻ trứng vào ban đêm, báo đốm sẽ lợi dụng sơ hở cắn vào cổ họng rùa cho đến chết. Sở dĩ báo đốm có thể thưởng thức rùa biển như những bữa ăn bình thường như vậy là do rùa biển không thể rút hoàn toàn đầu và các chi vào trong mai.
Do sống ở biển quanh năm nên rùa biển có hình dạng giống cá, giúp giảm ma sát và lực cản trong nước, giúp chúng bơi nhanh và dễ dàng hơn. Nhưng đồng thời, chúng cũng mất khả năng "thu mình". Ở biển, vảy trên đầu và tứ chi của chúng về cơ bản có thể tự bảo vệ mình, nhưng trên cạn thì trở nên vô dụng.
Vì vậy, việc báo đốm cắn xuyên mai rùa để giết rùa biển là điều không thể. Báo đốm chỉ có thể tấn công khi rùa biển đang trong thời kỳ sinh sản và để lộ sơ hở nhiều nhất. Tóm lại, trong thế giới tự nhiên, không một loài động vật nào có thể tấn công trực tiếp phá vỡ lớp mai rùa cứng cáp.