Hổ răng kiếm hay Smilodon là một chi động vật có vú thuộc họ Mèo đã tuyệt chủng. Chúng là một trong những động vật thời tiền sử nổi tiếng nhất do ngoại hình rất ấn tượng.Mặc dù thường được gọi là "hổ", hổ răng kiếm chỉ là họ hàng xa của loài hổ và các loài mèo lớn hiện đại. Chi Smilodon được đặt tên vào năm 1842, dựa trên các hóa thạch từ Brazil.Ngược dòng thời gian, hổ răng kiếm đã sống ở châu Mỹ trong thế Canh Tân (2,5 triệu năm - 10,000 năm trước). Chúng có cơ thể mạnh mẽ hơn bất kỳ loài săn mồi họ mèo nào khác, với các chân trước đặc biệt phát triển tốt và răng nanh trên dài bất thường.Hàm của hổ răng kiếm có một góc mở lớn hơn so với mèo hiện đại, và răng nanh trên của chúng khá mảnh, được cho là để tạo ra đòn cắn chính xác vào những tử điểm của con mồi.Có ba loài trong chi Hổ răng kiếm được công nhận ngày nay, gồm Smilodon gracilis, Smilodon fatalis và Smilodon populator.Trong đó Smilodon gracilis là loài nhỏ nhất, nặng từ 55 đến 100 kg. Smilodon fatalis nặng từ 160 đến 280 kg và chiều cao 100 cm. Cả hai loài này chủ yếu được ghi nhận ở Bắc MỹSmilodon populator từ Nam Mỹ là loài lớn nhất, có cân nặng từ 220 đến 400 kg và chiều cao 120 cm. Chúng có kích cỡ tương đương một con hổ Siberia hiện đại. Hoa văn trên bộ lông của các loài hổ răng kiếm vẫn chưa được xác định.Con mồi của hổ răng kiếm là những động vật ăn cỏ lớn. Loài mèo khổng lồ này có thể đã giết chết đối thủ nó bằng cách giữ chặt trong hai chân trước to khỏe và tung ra cú cắn quyến định.Nhiều đặc điểm sinh học và tập tính của hổ hổ răng kiếm vẫn là điều bí ẩn. Các nhà khoa học cho rằng, chúng sẽ có một số điểm tương đồng với các loài họ Mèo hiện đại.Hổ răng kiếm tuyệt chủng cùng thời điểm với hầu hết các động vật lớn tại Bắc Mỹ và Nam Mỹ biến mất, khoảng 10.000 năm trước.Nguyên nhân của sự tuyệt chủng của loài mèo này được cho là liên quan đến sự suy giảm số lượng con mồi, sự thay đổi khí hậu và cạnh tranh với các loài khác, bao gồm cả con người - khi đó đã di cư đến châu Mỹ...
Mời quý độc giả xem video: Ý nghĩa những phong tục ngày Tết Việt | VTC1.
Hổ răng kiếm hay Smilodon là một chi động vật có vú thuộc họ Mèo đã tuyệt chủng. Chúng là một trong những động vật thời tiền sử nổi tiếng nhất do ngoại hình rất ấn tượng.
Mặc dù thường được gọi là "hổ", hổ răng kiếm chỉ là họ hàng xa của loài hổ và các loài mèo lớn hiện đại. Chi Smilodon được đặt tên vào năm 1842, dựa trên các hóa thạch từ Brazil.
Ngược dòng thời gian, hổ răng kiếm đã sống ở châu Mỹ trong thế Canh Tân (2,5 triệu năm - 10,000 năm trước). Chúng có cơ thể mạnh mẽ hơn bất kỳ loài săn mồi họ mèo nào khác, với các chân trước đặc biệt phát triển tốt và răng nanh trên dài bất thường.
Hàm của hổ răng kiếm có một góc mở lớn hơn so với mèo hiện đại, và răng nanh trên của chúng khá mảnh, được cho là để tạo ra đòn cắn chính xác vào những tử điểm của con mồi.
Có ba loài trong chi Hổ răng kiếm được công nhận ngày nay, gồm Smilodon gracilis, Smilodon fatalis và Smilodon populator.
Trong đó Smilodon gracilis là loài nhỏ nhất, nặng từ 55 đến 100 kg. Smilodon fatalis nặng từ 160 đến 280 kg và chiều cao 100 cm. Cả hai loài này chủ yếu được ghi nhận ở Bắc Mỹ
Smilodon populator từ Nam Mỹ là loài lớn nhất, có cân nặng từ 220 đến 400 kg và chiều cao 120 cm. Chúng có kích cỡ tương đương một con hổ Siberia hiện đại. Hoa văn trên bộ lông của các loài hổ răng kiếm vẫn chưa được xác định.
Con mồi của hổ răng kiếm là những động vật ăn cỏ lớn. Loài mèo khổng lồ này có thể đã giết chết đối thủ nó bằng cách giữ chặt trong hai chân trước to khỏe và tung ra cú cắn quyến định.
Nhiều đặc điểm sinh học và tập tính của hổ hổ răng kiếm vẫn là điều bí ẩn. Các nhà khoa học cho rằng, chúng sẽ có một số điểm tương đồng với các loài họ Mèo hiện đại.
Hổ răng kiếm tuyệt chủng cùng thời điểm với hầu hết các động vật lớn tại Bắc Mỹ và Nam Mỹ biến mất, khoảng 10.000 năm trước.
Nguyên nhân của sự tuyệt chủng của loài mèo này được cho là liên quan đến sự suy giảm số lượng con mồi, sự thay đổi khí hậu và cạnh tranh với các loài khác, bao gồm cả con người - khi đó đã di cư đến châu Mỹ...
Mời quý độc giả xem video: Ý nghĩa những phong tục ngày Tết Việt | VTC1.