Theo nhiều nghiên cứu khoa học trước đây, loài Du sam đá vôi (thông đá) chỉ có ở một số vùng nhất định tại Trung Quốc và Hạ Lang (Cao Bằng), Kim Hỷ (Bắc Kạn). Tuy nhiên, những khảo sát mới đây cho thấy tại Việt Nam giờ chỉ còn vài cây trưởng thành ở Kim Hỷ.Loài cây Du sam đá vôi đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng rất cao dù đã được đưa vào trồng thử nghiệm. Việc bảo tồn chưa thành công đang đặt ra yêu cầu cấp bách về nghiên cứu khoa học để giữ nguồn gen cây quý hiếm này.Chỉ mọc trên những đỉnh núi đá tai mèo lởm chởm; gió, rét, sương mù khắc nghiệt tạo sức sống mãnh liệt cho những cây Du sam đá vôi. Cây ít lá, thân xuôi chiều gió nhưng tầng lá thì luôn vươn lên phía mặt trời. Sức sống mãnh liệt là vậy, nhưng cũng chính vì độ quý giá mà hàng trăm cây thông đá đã đổ gục trước lâm tặc.Số lượng cây trưởng thành còn lại ở Việt Nam, chủ yếu là ở Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ chỉ còn đếm trên đầu ngón tay. Ðây đều là những cây mọc ở vách đá cheo leo, lâm tặc có thèm muốn cũng chẳng thể nào lấy được cho nên chúng mới có cơ hội sống sót đến bây giờ.Gỗ du sam trước đó được xếp vào nhóm IA, thuộc nhóm bị đe dọa tuyệt chủng. Tại Nghị định 06/2019/NĐ-CP, gỗ du sam thuộc nhóm IIA trong Danh mục thực vật rừng quý hiếm, hạn chế khai thác vì mục đích thương mại.Hầu hết cây du sam đều có tuổi thọ từ 50 tới cả 100 năm với đường kính trung bình 50 - 70 cm. Nhiều cây du sam có đường kính “khủng” 1,8 tới 2,1 m, tương đương với 4-6 người lớn ôm mới hết chu vi thân cây.Trước nguy cơ tuyệt chủng loài cây quý hiếm này, vài năm trước, các nhà khoa học và Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ đã triển khai giải pháp nhặt hạt, ươm để trồng trên khu vực sinh cảnh loài ưa sống.Các kiểm lâm viên, nhà nghiên cứu đã ươm thành công được khoảng 1.000 cây con và tiến hành trồng trên nhiều đỉnh núi đá trong vùng lõi. Tuy nhiên, đến nay, toàn bộ những cây này đều không sống được.Theo Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ, quá trình bảo vệ, kiểm tra cũng có những lần phát hiện cây con mọc tự nhiên. Tuy nhiên, khi cứ phát triển đến một chừng mực nào đó thì hầu hết lại bị chết mà không rõ nguyên nhân. Ban quản lý Khu bảo tồn đang thật sự lúng túng vì không có một biện pháp bảo tồn nào khả dĩ hơn.Riêng về các địa phương khác như Đà Lạt, Lạc Dương, Lâm Hà, Đức Trọng và Đam Rông, cây du sam chiếm tỷ lệ rất nhỏ, nằm phân tán và bị chia cắt nên các quần thể khó liên hệ với nhau. Việc phân bố không đều cũng khiến quần thể du sam ngày càng bị suy thoái về di truyền.Theo giới chơi đồ gỗ sành sỏi, gỗ du sam có đường vân tuyệt đẹp, mùi thơm nhẹ nên giá thành cao, chuyên dùng để làm đồ nội thất xa xỉ. Chính vì lẽ đó, số lượng gỗ du sam trước giờ luôn có nguy cơ cao bị các đối tượng lâm tặc nhòm ngó, cưa hạ để kiếm lợi nhuận.Điều đáng tiếc là trên địa bàn tỉnh hiện chưa có biện pháp bảo vệ riêng cho gỗ du sam, chỉ thực hiện biện pháp giao khoán quản lý, bảo vệ chung với các loài cây rừng quý hiếm khác từ nguồn vốn ngân sách hoặc từ nguồn chi trả dịch vụ môi trường rừng.>>>Xem thêm video: Choáng váng trước vẻ bề ngoài của cây cọ Huacrapona. Nguồn: Kienthucnet.
Theo nhiều nghiên cứu khoa học trước đây, loài Du sam đá vôi (thông đá) chỉ có ở một số vùng nhất định tại Trung Quốc và Hạ Lang (Cao Bằng), Kim Hỷ (Bắc Kạn). Tuy nhiên, những khảo sát mới đây cho thấy tại Việt Nam giờ chỉ còn vài cây trưởng thành ở Kim Hỷ.
Loài cây Du sam đá vôi đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng rất cao dù đã được đưa vào trồng thử nghiệm. Việc bảo tồn chưa thành công đang đặt ra yêu cầu cấp bách về nghiên cứu khoa học để giữ nguồn gen cây quý hiếm này.
Chỉ mọc trên những đỉnh núi đá tai mèo lởm chởm; gió, rét, sương mù khắc nghiệt tạo sức sống mãnh liệt cho những cây Du sam đá vôi. Cây ít lá, thân xuôi chiều gió nhưng tầng lá thì luôn vươn lên phía mặt trời. Sức sống mãnh liệt là vậy, nhưng cũng chính vì độ quý giá mà hàng trăm cây thông đá đã đổ gục trước lâm tặc.
Số lượng cây trưởng thành còn lại ở Việt Nam, chủ yếu là ở Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ chỉ còn đếm trên đầu ngón tay. Ðây đều là những cây mọc ở vách đá cheo leo, lâm tặc có thèm muốn cũng chẳng thể nào lấy được cho nên chúng mới có cơ hội sống sót đến bây giờ.
Gỗ du sam trước đó được xếp vào nhóm IA, thuộc nhóm bị đe dọa tuyệt chủng. Tại Nghị định 06/2019/NĐ-CP, gỗ du sam thuộc nhóm IIA trong Danh mục thực vật rừng quý hiếm, hạn chế khai thác vì mục đích thương mại.
Hầu hết cây du sam đều có tuổi thọ từ 50 tới cả 100 năm với đường kính trung bình 50 - 70 cm. Nhiều cây du sam có đường kính “khủng” 1,8 tới 2,1 m, tương đương với 4-6 người lớn ôm mới hết chu vi thân cây.
Trước nguy cơ tuyệt chủng loài cây quý hiếm này, vài năm trước, các nhà khoa học và Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ đã triển khai giải pháp nhặt hạt, ươm để trồng trên khu vực sinh cảnh loài ưa sống.
Các kiểm lâm viên, nhà nghiên cứu đã ươm thành công được khoảng 1.000 cây con và tiến hành trồng trên nhiều đỉnh núi đá trong vùng lõi. Tuy nhiên, đến nay, toàn bộ những cây này đều không sống được.
Theo Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ, quá trình bảo vệ, kiểm tra cũng có những lần phát hiện cây con mọc tự nhiên. Tuy nhiên, khi cứ phát triển đến một chừng mực nào đó thì hầu hết lại bị chết mà không rõ nguyên nhân. Ban quản lý Khu bảo tồn đang thật sự lúng túng vì không có một biện pháp bảo tồn nào khả dĩ hơn.
Riêng về các địa phương khác như Đà Lạt, Lạc Dương, Lâm Hà, Đức Trọng và Đam Rông, cây du sam chiếm tỷ lệ rất nhỏ, nằm phân tán và bị chia cắt nên các quần thể khó liên hệ với nhau. Việc phân bố không đều cũng khiến quần thể du sam ngày càng bị suy thoái về di truyền.
Theo giới chơi đồ gỗ sành sỏi, gỗ du sam có đường vân tuyệt đẹp, mùi thơm nhẹ nên giá thành cao, chuyên dùng để làm đồ nội thất xa xỉ. Chính vì lẽ đó, số lượng gỗ du sam trước giờ luôn có nguy cơ cao bị các đối tượng lâm tặc nhòm ngó, cưa hạ để kiếm lợi nhuận.
Điều đáng tiếc là trên địa bàn tỉnh hiện chưa có biện pháp bảo vệ riêng cho gỗ du sam, chỉ thực hiện biện pháp giao khoán quản lý, bảo vệ chung với các loài cây rừng quý hiếm khác từ nguồn vốn ngân sách hoặc từ nguồn chi trả dịch vụ môi trường rừng.
>>>Xem thêm video: Choáng váng trước vẻ bề ngoài của cây cọ Huacrapona. Nguồn: Kienthucnet.