Phân bố ở khắp các tỉnh có rừng ở Việt Nam, dúi mốc (Rhizomys pruinosus) là một loài thú gặm nhấm có nhiều đặc điểm sinh học thú vị. Ảnh: Zoological Research.Loài vật này nhìn giống chuột nhưng có cơ thể mập mạp, cổ ngắn, tai, mắt bé. Các cá thể dúi mốc trưởng thành nặng 0,5-0,8 kg, dài thân 25-35 cm, dài đuôi 10-12 cm. Ảnh: India Biodiversity Portal.Chân dúi mốc ngắn, bàn chân to, có năm ngón với vuốt lớn, một đặc điểm phù hợp với tập tính đào bới đất. Lông chúng ngắn và rậm, có màu nâu điểm bạc trông như mốc. Ảnh: Wikipedia.Về mặt sinh thái, dúi mốc thường sống ở các sườn đồi đất có độ dốc thoai thoải, thảm thực vật rậm rạp, có nhiều loài tre, nứa mọc. Chúng sống theo gia đình gồm 3 đến 5 cá thể trong hang tự đào. Ảnh: DiCYT.Hang Dúi dài, nhiều ngách. Mọi hoạt động đều diễn ra trong hang. Loài vật béo múp này chỉ ra khỏi hang vào ban đêm để kiếm thức ăn thực vật, chủ yếu ăn thân và rễ tre, nứa và một số loài cây khác. Ảnh: Khao Sok National Park.Cây bị dúi mốc ăn thường sẽ chết do các chức năng sinh dưỡng bị tổn hại. Trong các vùng rừng tre nứa do con người trồng, dúi có thể trở thành loài động vật gây hại. Ảnh: EurekAlert!.Dúi mốc sinh sản từ tháng 3 đến tháng 8, Mỗi năm đẻ 2 hoặc 3 lứa, mỗi lứa 2-4 con. Khi được 4 tháng tuổi, chúng đã có khả năng sinh sản. Tuổi thọ 4-5 năm. Ảnh: Khuyennongqnam.gov.vn.Bên ngoài Việt Nam, dúi mốc được ghi nhận ở Myanmar, Thái Lan, Malaysia, Lào, Campuchia và miền nam Trung Quốc. Ảnh: Wikiwand.Thịt dúi mốc được đánh giá là "đặc sản" và loài gặm nhấm này là đối tượng săn bắt tại nhiều địa phương. Trong những thập niên gần đây, chúng được nuôi trong trang trại để lấy thịt. Ảnh: Khuyennongqnam.gov.vn.Hiện nay số lượng dúi mốc trong tự nhiên còn khá nhiều. Tại một số khu rừng tre nứa, việc săn bắt dúi là cần thiết để bảo vệ rừng. Tuy nhiên, hoạt động này cần được giám sát để tránh tình trạng tận diệt, gây mất cân bằng sinh thái. Ảnh: Vietnamtravel.cz.Mời quý độc giả xem video: Khi động vật hoang dã kêu cứu | VTV24.
Phân bố ở khắp các tỉnh có rừng ở Việt Nam, dúi mốc (Rhizomys pruinosus) là một loài thú gặm nhấm có nhiều đặc điểm sinh học thú vị. Ảnh: Zoological Research.
Loài vật này nhìn giống chuột nhưng có cơ thể mập mạp, cổ ngắn, tai, mắt bé. Các cá thể dúi mốc trưởng thành nặng 0,5-0,8 kg, dài thân 25-35 cm, dài đuôi 10-12 cm. Ảnh: India Biodiversity Portal.
Chân dúi mốc ngắn, bàn chân to, có năm ngón với vuốt lớn, một đặc điểm phù hợp với tập tính đào bới đất. Lông chúng ngắn và rậm, có màu nâu điểm bạc trông như mốc. Ảnh: Wikipedia.
Về mặt sinh thái, dúi mốc thường sống ở các sườn đồi đất có độ dốc thoai thoải, thảm thực vật rậm rạp, có nhiều loài tre, nứa mọc. Chúng sống theo gia đình gồm 3 đến 5 cá thể trong hang tự đào. Ảnh: DiCYT.
Hang Dúi dài, nhiều ngách. Mọi hoạt động đều diễn ra trong hang. Loài vật béo múp này chỉ ra khỏi hang vào ban đêm để kiếm thức ăn thực vật, chủ yếu ăn thân và rễ tre, nứa và một số loài cây khác. Ảnh: Khao Sok National Park.
Cây bị dúi mốc ăn thường sẽ chết do các chức năng sinh dưỡng bị tổn hại. Trong các vùng rừng tre nứa do con người trồng, dúi có thể trở thành loài động vật gây hại. Ảnh: EurekAlert!.
Dúi mốc sinh sản từ tháng 3 đến tháng 8, Mỗi năm đẻ 2 hoặc 3 lứa, mỗi lứa 2-4 con. Khi được 4 tháng tuổi, chúng đã có khả năng sinh sản. Tuổi thọ 4-5 năm. Ảnh: Khuyennongqnam.gov.vn.
Bên ngoài Việt Nam, dúi mốc được ghi nhận ở Myanmar, Thái Lan, Malaysia, Lào, Campuchia và miền nam Trung Quốc. Ảnh: Wikiwand.
Thịt dúi mốc được đánh giá là "đặc sản" và loài gặm nhấm này là đối tượng săn bắt tại nhiều địa phương. Trong những thập niên gần đây, chúng được nuôi trong trang trại để lấy thịt. Ảnh: Khuyennongqnam.gov.vn.
Hiện nay số lượng dúi mốc trong tự nhiên còn khá nhiều. Tại một số khu rừng tre nứa, việc săn bắt dúi là cần thiết để bảo vệ rừng. Tuy nhiên, hoạt động này cần được giám sát để tránh tình trạng tận diệt, gây mất cân bằng sinh thái. Ảnh: Vietnamtravel.cz.
Mời quý độc giả xem video: Khi động vật hoang dã kêu cứu | VTV24.