Chim khát nước rất dễ nhận dạng với nét đặc trưng là cái mào màu đen trên đầu. Tại sao chúng lại mang tên là "khát nước".Khát nước là một loài chim trong họ Cu cu (Cuculidae), phân bố chủ yếu ở Đông Nam Á và một phần của Nam Á. Tại Việt Nam, chúng là loài trú đông ở miền Bắc hoặc định cư ở miền Nam.Dài 38-41 cm, chim khát nước rất dễ nhận dạng với nét đặc trưng là cái mào màu đen trên đầu. Chúng có phần thân trên đen bóng, đầu đen với đôi cánh dài màu hạt dẻ.Đuôi chim khát nước dài màu đen, cổ họng xù xì, mặt dưới màu xám và lông cổ áo màu trắng xám. Các lông đuôi giữa có thể có mút trắng.Không có tài liệu nào giải thích vì sao loài chim này được gọi là "khát nước". Có lẽ đó là tên gọi dựa trên tiếng kêu đặc trưng của chúng.Sinh cảnh của chim khát nước là rừng thứ sinh, cây bụi, tre nứa, rừng thường xanh, rừng ngập mặn trong quá trình di cư, trú đông, ghi nhận ở độ cao lên đến 1.525 mét.Chúng sinh sản dọc theo dãy Himalaya và di cư về phía nam vào mùa đông đến Sri Lanka, nam Ấn Độ và vùng nhiệt đới Đông Nam Á bao gồm các vùng của Indonesia, Thái Lan và Philippines.Tại Việt Nam, có thể quan sát chim khát nước tại các vườn quốc gia Xuân Thủy, Cát Tiên, Yok Đôn.Một số hình ảnh khác về chim khát nước.Mời quý độc giả xem video: Khi động vật hoang dã kêu cứu | VTV24.
Chim khát nước rất dễ nhận dạng với nét đặc trưng là cái mào màu đen trên đầu. Tại sao chúng lại mang tên là "khát nước".
Khát nước là một loài chim trong họ Cu cu (Cuculidae), phân bố chủ yếu ở Đông Nam Á và một phần của Nam Á. Tại Việt Nam, chúng là loài trú đông ở miền Bắc hoặc định cư ở miền Nam.
Dài 38-41 cm, chim khát nước rất dễ nhận dạng với nét đặc trưng là cái mào màu đen trên đầu. Chúng có phần thân trên đen bóng, đầu đen với đôi cánh dài màu hạt dẻ.
Đuôi chim khát nước dài màu đen, cổ họng xù xì, mặt dưới màu xám và lông cổ áo màu trắng xám. Các lông đuôi giữa có thể có mút trắng.
Không có tài liệu nào giải thích vì sao loài chim này được gọi là "khát nước". Có lẽ đó là tên gọi dựa trên tiếng kêu đặc trưng của chúng.
Sinh cảnh của chim khát nước là rừng thứ sinh, cây bụi, tre nứa, rừng thường xanh, rừng ngập mặn trong quá trình di cư, trú đông, ghi nhận ở độ cao lên đến 1.525 mét.
Chúng sinh sản dọc theo dãy Himalaya và di cư về phía nam vào mùa đông đến Sri Lanka, nam Ấn Độ và vùng nhiệt đới Đông Nam Á bao gồm các vùng của Indonesia, Thái Lan và Philippines.
Tại Việt Nam, có thể quan sát chim khát nước tại các vườn quốc gia Xuân Thủy, Cát Tiên, Yok Đôn.
Một số hình ảnh khác về chim khát nước.
Mời quý độc giả xem video: Khi động vật hoang dã kêu cứu | VTV24.