Cá trối là một loài cá quý hiếm, đặc hữu có tại đầm Tam Chúc, nằm ở vị trí giáp ranh giữa thị trấn Ba Sao và xã Khả Phong, huyện Kim Bảng, Hà Nam. Loài cá đặc hữu thuộc vùng núi huyện Kim Bảng được đặt tên là cá trối Hà Nam (tên khoa học là Channa hanamensis).
Mặc dù có hình dáng bên ngoài giống cá quả nhưng cá trối không có vây bụng. Gốc vây đuôi của cá trối có đốm tròn đen với vành trắng bao quanh như hình con mắt, đầu dẹp bằng, đỉnh đầu rộng và bằng thuôn về hai phía.
Cá trối có màu xanh hoặc xám hồng, phần lưng thẫm hơn, bụng trắng nhạt. Một số con cá trối còn có nhiều hạt đốm trắng, vàng nhỏ phân bố dọc theo thân từ mang xuống đuôi.Khi trưởng thành, mỗi con cá trối Hà Nam có chiều dài cơ thể khoảng 15 - 25 cm. Một số con cá trối có thể đạt chiều dài cơ thể tới 30 cm.
Khác với nhiều loài cá, cá trối có khả năng đặc biệt là có thể di chuyển trên đất khô cạn bằng các vây ngực. Nhờ đó, chúng có thể trèo cây và bắt rồi giết chim, cá nhỏ khi coi chúng là mồi. Ảnh: TTXVN.Khi mưa rào, cá trối có thể di chuyển ngược theo dòng nước. Đến mùa mưa, loài cá quý hiếm này di chuyển lên núi ăn rong rêu và các loài phù du. Trong khi đó, vào những lúc khô hạn, cá trối sẽ đào sâu xuống dưới hồ Tam Chúc để sinh tồn.Cá trối vừa có giá trị về mặt khoa học vừa có giá trị kinh tế cao bởi chúng không chỉ có hình dáng và màu sắc đẹp mà thịt cá thơm, ngọt và không có xương dăm. Nếu được đầu tư hợp lý thì những người nuôi cá trối sẽ có nguồn thu nhập lớn.Trong thời gian qua, do môi trường sống thay đổi và bị khai thác bừa bãi nên nguồn cá trối trong tự nhiên bị suy giảm mạnh. Vậy nên, từ năm 2011, Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nam đã triển khai thực hiện dự án “Nghiên cứu bảo tồn, ứng dụng và phát triển loài cá trối tại thị trấn Ba Sao, Kim Bảng”.
Mời độc giả xem video: Nuôi cá rồng, biểu tượng của giàu sang và may mắn. Nguồn: THĐT1.
Cá trối là một loài cá quý hiếm, đặc hữu có tại đầm Tam Chúc, nằm ở vị trí giáp ranh giữa thị trấn Ba Sao và xã Khả Phong, huyện Kim Bảng, Hà Nam. Loài cá đặc hữu thuộc vùng núi huyện Kim Bảng được đặt tên là cá trối Hà Nam (tên khoa học là Channa hanamensis).
Mặc dù có hình dáng bên ngoài giống cá quả nhưng cá trối không có vây bụng. Gốc vây đuôi của cá trối có đốm tròn đen với vành trắng bao quanh như hình con mắt, đầu dẹp bằng, đỉnh đầu rộng và bằng thuôn về hai phía.
Cá trối có màu xanh hoặc xám hồng, phần lưng thẫm hơn, bụng trắng nhạt. Một số con cá trối còn có nhiều hạt đốm trắng, vàng nhỏ phân bố dọc theo thân từ mang xuống đuôi.
Khi trưởng thành, mỗi con cá trối Hà Nam có chiều dài cơ thể khoảng 15 - 25 cm. Một số con cá trối có thể đạt chiều dài cơ thể tới 30 cm.
Khác với nhiều loài cá, cá trối có khả năng đặc biệt là có thể di chuyển trên đất khô cạn bằng các vây ngực. Nhờ đó, chúng có thể trèo cây và bắt rồi giết chim, cá nhỏ khi coi chúng là mồi. Ảnh: TTXVN.
Khi mưa rào, cá trối có thể di chuyển ngược theo dòng nước. Đến mùa mưa, loài cá quý hiếm này di chuyển lên núi ăn rong rêu và các loài phù du. Trong khi đó, vào những lúc khô hạn, cá trối sẽ đào sâu xuống dưới hồ Tam Chúc để sinh tồn.
Cá trối vừa có giá trị về mặt khoa học vừa có giá trị kinh tế cao bởi chúng không chỉ có hình dáng và màu sắc đẹp mà thịt cá thơm, ngọt và không có xương dăm. Nếu được đầu tư hợp lý thì những người nuôi cá trối sẽ có nguồn thu nhập lớn.
Trong thời gian qua, do môi trường sống thay đổi và bị khai thác bừa bãi nên nguồn cá trối trong tự nhiên bị suy giảm mạnh. Vậy nên, từ năm 2011, Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nam đã triển khai thực hiện dự án “Nghiên cứu bảo tồn, ứng dụng và phát triển loài cá trối tại thị trấn Ba Sao, Kim Bảng”.
Mời độc giả xem video: Nuôi cá rồng, biểu tượng của giàu sang và may mắn. Nguồn: THĐT1.