Hubble là kính viễn vọng không gian mạnh nhất thế giới. Nó được gửi vào quỹ đạo tầm thấp của Trái đất (ở độ cao 2.000 km hoặc ít hơn tính từ tâm trái đất) vào năm 1990. Nhiệm vụ của kính viễn vọng Hubble là thu thập hình ảnh và dữ liệu của các thiên hà xa xôi, các hành tinh và các lỗ đen siêu lớn nằm sâu trong vũ trụ.Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) và Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) của Mỹ cùng vận hành kính viễn vọng Hubble.Theo các chuyên gia, kể từ khi phóng lên, Hubble đã cung cấp cho các nhà khoa học khoảng 1,4 triệu hình ảnh chưa từng thấy trước đây và cung cấp dữ liệu cho hơn 17.000 bài báo khoa học.Theo dự đoán của các chuyên gia, kính viễn vọng Hubble có thể sẽ đi đển hồi kết vào những năm 2030.Dự đoán này được đưa ra sau khi giới nghiên cứu phát hiện quỹ đạo của kính viễn vọng này liên tục giảm độ cao. Nếu điều này tiếp tục xảy ra thì Hubble sẽ rơi vào bầu khí quyển của Trái đất và bốc cháy sau hơn 1 thập kỷ nữa.Kể từ khi được bảo trì lần cuối bởi chương trình tàu con thoi của NASA (hiện đã ngừng hoạt động vào năm 2009), quỹ đạo của kính viễn vọng Hubble 32 tuổi này đã giảm độ cao khoảng 25 km.Hiện kính viễn vọng Hubble đang quay quanh Trái đất ở độ cao 549 km. Nhằm kéo dài "tuổi thọ" của Hubble, NASA muốn đưa kính viễn vọng này trở lại độ cao khoảng 600 km (tức vị trí ban đầu khi kính viễn vọng Hubble được phóng vào năm 1990).Muốn làm được như vậy, NASA đang kêu gọi các đơn vị, tổ chức khác nhau cùng chung tay góp sức để "tuổi thọ" của Hubble kéo dài thêm.Trong đó, NASA muốn sử dụng các tàu vũ trụ tư nhân để đưa kính viễn vọng Hubble lên quỹ đạo cao hơn.Nếu thành công thì sứ mệnh của kính viễn vọng Hubble sẽ kéo dài hơn. Khi ấy, nó có thể tiếp tục hoạt động cùng với kính viễn vọng James Webb trị giá 10 tỷ USD của NASA và giúp giới khoa học có thêm nhiều dữ liệu, hình ảnh để giải mã các bí ẩn về vũ trụ.Mời độc giả xem video: NASA 'bắn' tiểu hành tinh để bảo vệ Trái đất. Nguồn: VTV24.
Hubble là kính viễn vọng không gian mạnh nhất thế giới. Nó được gửi vào quỹ đạo tầm thấp của Trái đất (ở độ cao 2.000 km hoặc ít hơn tính từ tâm trái đất) vào năm 1990. Nhiệm vụ của kính viễn vọng Hubble là thu thập hình ảnh và dữ liệu của các thiên hà xa xôi, các hành tinh và các lỗ đen siêu lớn nằm sâu trong vũ trụ.
Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) và Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) của Mỹ cùng vận hành kính viễn vọng Hubble.
Theo các chuyên gia, kể từ khi phóng lên, Hubble đã cung cấp cho các nhà khoa học khoảng 1,4 triệu hình ảnh chưa từng thấy trước đây và cung cấp dữ liệu cho hơn 17.000 bài báo khoa học.
Theo dự đoán của các chuyên gia, kính viễn vọng Hubble có thể sẽ đi đển hồi kết vào những năm 2030.
Dự đoán này được đưa ra sau khi giới nghiên cứu phát hiện quỹ đạo của kính viễn vọng này liên tục giảm độ cao. Nếu điều này tiếp tục xảy ra thì Hubble sẽ rơi vào bầu khí quyển của Trái đất và bốc cháy sau hơn 1 thập kỷ nữa.
Kể từ khi được bảo trì lần cuối bởi chương trình tàu con thoi của NASA (hiện đã ngừng hoạt động vào năm 2009), quỹ đạo của kính viễn vọng Hubble 32 tuổi này đã giảm độ cao khoảng 25 km.
Hiện kính viễn vọng Hubble đang quay quanh Trái đất ở độ cao 549 km. Nhằm kéo dài "tuổi thọ" của Hubble, NASA muốn đưa kính viễn vọng này trở lại độ cao khoảng 600 km (tức vị trí ban đầu khi kính viễn vọng Hubble được phóng vào năm 1990).
Muốn làm được như vậy, NASA đang kêu gọi các đơn vị, tổ chức khác nhau cùng chung tay góp sức để "tuổi thọ" của Hubble kéo dài thêm.
Trong đó, NASA muốn sử dụng các tàu vũ trụ tư nhân để đưa kính viễn vọng Hubble lên quỹ đạo cao hơn.
Nếu thành công thì sứ mệnh của kính viễn vọng Hubble sẽ kéo dài hơn. Khi ấy, nó có thể tiếp tục hoạt động cùng với kính viễn vọng James Webb trị giá 10 tỷ USD của NASA và giúp giới khoa học có thêm nhiều dữ liệu, hình ảnh để giải mã các bí ẩn về vũ trụ.
Mời độc giả xem video: NASA 'bắn' tiểu hành tinh để bảo vệ Trái đất. Nguồn: VTV24.