Thông qua nghiên cứu dữ liệu do kính viễn vọng không gian Hubble của NASA thu thập được, các chuyên gia trong Thí nghiệm Siêu tân tinh trẻ (YSE) thông báo đã nhận được tín hiệu mạnh từ lỗ đen quái vật khủng.Cụ thể, kính viễn vọng không gian Hubble đã ghi lại được hình ảnh quả pháo sáng mang tên AT 2020neh bắn ra từ sự kiện lỗ đen quái vật xé toạc và nuốt chửng một ngôi sao khi nó ở quá gần.Hiện tượng lỗ đen nuốt sao được giới khoa học gọi là Tidal Disruption Event (TDE, tạm dịch là “Sự kiện Phá Sóng”). Sự kiện này xảy ra khi một ngôi sao tiến tới gần lỗ đen và bị nuốt chửng.Dòng vật chất tuôn ra từ sao sẽ dài ra và làm rực sáng một góc không gian. Sau đó, vật chất sẽ bay quanh lỗ đen với một tốc độ cực nhanh và tạo thành một đĩa bồi tụ, sáng tới mức các đài thiên văn đặt cách đó hàng triệu năm sáng cũng quan sát được.Lỗ đen quái vật mới gây ra sự kiện TDE mà kính viễn vọng không gian Hubble phát hiện nằm trong thiên hà lùn SDSS J152120.07 + 140410.5, cách Trái đất 850 triệu năm ánh sáng.Đây là lần hiếm hoi các chuyên gia phát hiện lỗ đen tự phát tín hiệu giúp giới khoa học biết đến sự tồn tại của nó.Theo nghiên cứu của các chuyên gia, lỗ đen quái vật lớp trung bình ước tính có khối lượng từ 100 - 100.000 lần Mặt trời. Trong khi đó, những lỗ đen siêu lớn có khối lượng từ 100.000 - 1.000.000 lần Mặt trời.Lỗ đen vốn không thể nhìn thấy rõ bởi nó là vật thể hoàn toàn tối. Tuy nhiên, sự kiện TDE khiến nó giống như gửi lời chào tới chúng ta. Do vậy, sự việc này giúp ích rất nhiều cho giới thiên văn khi nghiên cứu lỗ đen.Mời độc giả xem video: NASA đón khách du lịch lên trạm vũ trụ quốc tế ISS. Nguồn: THĐT1.
Thông qua nghiên cứu dữ liệu do kính viễn vọng không gian Hubble của NASA thu thập được, các chuyên gia trong Thí nghiệm Siêu tân tinh trẻ (YSE) thông báo đã nhận được tín hiệu mạnh từ lỗ đen quái vật khủng.
Cụ thể, kính viễn vọng không gian Hubble đã ghi lại được hình ảnh quả pháo sáng mang tên AT 2020neh bắn ra từ sự kiện lỗ đen quái vật xé toạc và nuốt chửng một ngôi sao khi nó ở quá gần.
Hiện tượng lỗ đen nuốt sao được giới khoa học gọi là Tidal Disruption Event (TDE, tạm dịch là “Sự kiện Phá Sóng”). Sự kiện này xảy ra khi một ngôi sao tiến tới gần lỗ đen và bị nuốt chửng.
Dòng vật chất tuôn ra từ sao sẽ dài ra và làm rực sáng một góc không gian. Sau đó, vật chất sẽ bay quanh lỗ đen với một tốc độ cực nhanh và tạo thành một đĩa bồi tụ, sáng tới mức các đài thiên văn đặt cách đó hàng triệu năm sáng cũng quan sát được.
Lỗ đen quái vật mới gây ra sự kiện TDE mà kính viễn vọng không gian Hubble phát hiện nằm trong thiên hà lùn SDSS J152120.07 + 140410.5, cách Trái đất 850 triệu năm ánh sáng.
Đây là lần hiếm hoi các chuyên gia phát hiện lỗ đen tự phát tín hiệu giúp giới khoa học biết đến sự tồn tại của nó.
Theo nghiên cứu của các chuyên gia, lỗ đen quái vật lớp trung bình ước tính có khối lượng từ 100 - 100.000 lần Mặt trời. Trong khi đó, những lỗ đen siêu lớn có khối lượng từ 100.000 - 1.000.000 lần Mặt trời.
Lỗ đen vốn không thể nhìn thấy rõ bởi nó là vật thể hoàn toàn tối. Tuy nhiên, sự kiện TDE khiến nó giống như gửi lời chào tới chúng ta. Do vậy, sự việc này giúp ích rất nhiều cho giới thiên văn khi nghiên cứu lỗ đen.
Mời độc giả xem video: NASA đón khách du lịch lên trạm vũ trụ quốc tế ISS. Nguồn: THĐT1.