Cầy mực hay chồn mực là loài động vật ăn thịt thuộc họ Cầy, thường sinh sống tại các khu rừng mưa ở Nam Á và Đông Nam Á.Thông thường các loài cầy đều phát ra mùi hôi nhưng riêng cầy mực lại có mùi thơm rất đặc trưng. Nguyên nhân là bởi, trong nước tiểu của chúng có chứa hợp chất 2-AP có mùi hương tựa như bắp rang bơTheo các nhà khoa học, giống như những loài vật khác, cầy mực sử dụng nước tiểu để đánh dấu lãnh thổ và hấp dẫn bạn tình.Theo trang Tech Times, một loài chim đặc biệt ở vùng bắc Thái Bình Dương có khả năng tỏa mùi đặc biệt để thu hút bạn tình.Loài chim thú vị này là Aethia cristatella - một loài trong họ Alcidae. Chúng phân bố trên toàn miền bắc Thái Bình Dương, đặc biệt ở vùng biển Bering.Cả con đực và con cái đều có mùi, nhưng mùi ở con đực nồng nặc và đặc trưng hơn, thể hiện sự chủ động của phái mạnh. Mùi của chúng giống như mùi vỏ cam vỏ quýt, được tiết qua lớp lông cổ.Một chi tiết thú vị là những con chim nặng mùi hơn thường khỏe hơn và ga lăng hơn. Đây có thể là tiêu chí chọn chồng của các "chị em" nhà chim. Không chỉ giúp tìm kiếm bạn tình, các nhà khoa học cho rằng mùi thơm này còn giúp chim giảm Aethia cristatella giảm bớt phần nào tác động của những loài ký sinh trên cơ thể như ve hay muỗi. Ong mật châu Phi là một trong những loài động vật đặc biệt khi chúng có thể tỏa ra mùi chuối.Hương thơm đặc biệt này là tín hiệu giúp chúng thông báo sự sợ hãi.Khi một con ong kiếm ăn cảm thấy bị đe dọa, nó sẽ gửi tín hiệu đến tổ ong bằng một mùi hương đặc biệt giống như mùi chuối. Những con ong khác sẽ lần theo dấu vết mùi hương này và cảnh báo đến các thành viên trong tổ.Chuột xạ hương có tên khoa học là Ondatra zibethicus. Đây là loài gặm nhấm có nguồn gốc từ Bắc Mỹ, sau được du nhập vào nhiều khu vực của châu Âu, châu Á, và Nam Mỹ.Đặc điểm của loài này bộ lông dày màu nâu, cơ thể tròn với khuôn mặt dài, chân sau có màng bơi và chân trước nhỏ dùng để đào.Khác với các loài chuột thông thường, chuột xạ hương chủ yếu sống dưới nước. Tuy nhiên, chuột xạ hương không hề có mùi hôi do cơ thể chúng chứa một tuyến xạ hương có mùi thơm rất đặc trưng.Khi đến mùa sinh sản, tuyến xạ dưới bụng của chuột xạ hương sẽ trướng lên, sản sinh ra một dung dịch lỏng có màu vàng, mùi thơm nồng. Đặc biệt, chất lỏng này có ở cả con đực và con cái, có tác dụng để thu hút bạn tình.Rết khổng lồ (Apheloria virginiensis) là loài động vật sinh sống chủ yếu ở Bắc Mỹ, có chiều dài lên tới 40 cm, thân đen pha với các vằn cam, vàng nổi bật.Khi loài khổng lồ nhiều chân này bị đe dọa, nó sẽ tiết ra hợp chất xyanua để phòng vệ và có thể bắn xa đến nửa mét.Chất lỏng này có mùi hương ngọt ngào như mùi cola dâu, nhưng lại vô cùng độc hại vì khi tiếp xúc với mắt có thể gây mù mắt.
Cầy mực hay chồn mực là loài động vật ăn thịt thuộc họ Cầy, thường sinh sống tại các khu rừng mưa ở Nam Á và Đông Nam Á.
Thông thường các loài cầy đều phát ra mùi hôi nhưng riêng cầy mực lại có mùi thơm rất đặc trưng. Nguyên nhân là bởi, trong nước tiểu của chúng có chứa hợp chất 2-AP có mùi hương tựa như bắp rang bơ
Theo các nhà khoa học, giống như những loài vật khác, cầy mực sử dụng nước tiểu để đánh dấu lãnh thổ và hấp dẫn bạn tình.
Theo trang Tech Times, một loài chim đặc biệt ở vùng bắc Thái Bình Dương có khả năng tỏa mùi đặc biệt để thu hút bạn tình.
Loài chim thú vị này là Aethia cristatella - một loài trong họ Alcidae. Chúng phân bố trên toàn miền bắc Thái Bình Dương, đặc biệt ở vùng biển Bering.
Cả con đực và con cái đều có mùi, nhưng mùi ở con đực nồng nặc và đặc trưng hơn, thể hiện sự chủ động của phái mạnh. Mùi của chúng giống như mùi vỏ cam vỏ quýt, được tiết qua lớp lông cổ.
Một chi tiết thú vị là những con chim nặng mùi hơn thường khỏe hơn và ga lăng hơn. Đây có thể là tiêu chí chọn chồng của các "chị em" nhà chim.
Không chỉ giúp tìm kiếm bạn tình, các nhà khoa học cho rằng mùi thơm này còn giúp chim giảm Aethia cristatella giảm bớt phần nào tác động của những loài ký sinh trên cơ thể như ve hay muỗi.
Ong mật châu Phi là một trong những loài động vật đặc biệt khi chúng có thể tỏa ra mùi chuối.
Hương thơm đặc biệt này là tín hiệu giúp chúng thông báo sự sợ hãi.
Khi một con ong kiếm ăn cảm thấy bị đe dọa, nó sẽ gửi tín hiệu đến tổ ong bằng một mùi hương đặc biệt giống như mùi chuối. Những con ong khác sẽ lần theo dấu vết mùi hương này và cảnh báo đến các thành viên trong tổ.
Chuột xạ hương có tên khoa học là Ondatra zibethicus. Đây là loài gặm nhấm có nguồn gốc từ Bắc Mỹ, sau được du nhập vào nhiều khu vực của châu Âu, châu Á, và Nam Mỹ.
Đặc điểm của loài này bộ lông dày màu nâu, cơ thể tròn với khuôn mặt dài, chân sau có màng bơi và chân trước nhỏ dùng để đào.
Khác với các loài chuột thông thường, chuột xạ hương chủ yếu sống dưới nước. Tuy nhiên, chuột xạ hương không hề có mùi hôi do cơ thể chúng chứa một tuyến xạ hương có mùi thơm rất đặc trưng.
Khi đến mùa sinh sản, tuyến xạ dưới bụng của chuột xạ hương sẽ trướng lên, sản sinh ra một dung dịch lỏng có màu vàng, mùi thơm nồng. Đặc biệt, chất lỏng này có ở cả con đực và con cái, có tác dụng để thu hút bạn tình.
Rết khổng lồ (Apheloria virginiensis) là loài động vật sinh sống chủ yếu ở Bắc Mỹ, có chiều dài lên tới 40 cm, thân đen pha với các vằn cam, vàng nổi bật.
Khi loài khổng lồ nhiều chân này bị đe dọa, nó sẽ tiết ra hợp chất xyanua để phòng vệ và có thể bắn xa đến nửa mét.
Chất lỏng này có mùi hương ngọt ngào như mùi cola dâu, nhưng lại vô cùng độc hại vì khi tiếp xúc với mắt có thể gây mù mắt.