Giữa lòng đường thị trấn Ba Chúc (Tri Tôn, An Giang) có một cây dầu cổ thụ cao khoảng 20m, tán lá rộng hơn 15m đứng sừng sững.Những người cao niên ở Ba Chúc cho biết, khi còn sống cây dầu có thân cao hơn bây giờ, tán lá rộng đến 40m, gốc thì xù xì, 3-4 người ôm không xuể. Từ khi “cụ” dầu mọc lên, có một nhà sư về cất chùa sát bên. Từ đó, cư dân nhiều nơi cũng bắt đầu đổ về đây khai hoang, sinh sống.Cách đây hơn 20 năm, khi UBND huyện Tri Tôn mở đường vào thị trấn Ba Chúc, “cụ” dầu lọt ra giữa lòng đường, trở thành vòng xoay bất đắc dĩ.Khi cây dầu chết, cây lâm vồ và rễ bồ đề ôm quấn lấy than, khiến hình ảnh của “cụ” sống mãi trong mắt người dân Ba Chúc. Cụ Ẩn (75 tuổi, nhà kế bên chùa), bộc bạch: “Sáng thức dậy, việc đầu tiên là tôi ra xem cây cổ thụ. Thân cây gợi cho tôi nhớ nhiều kỷ niệm. Cây dầu như người bạn thân thiết của tôi từ thuở ấu thơ. Tuy “cụ” đã chết, nhưng chúng tôi vẫn xem thân cây như linh hồn của thị trấn Ba Chúc…”.Khách phương xa giảm tốc độ để quan sát, đi chậm rãi khi đi qua cây cổ thụ này.Vào mùa mưa bão, chính quyền địa phương đã tỉa cành, chặt gọn nhánh để đảm bảo an toàn cho mọi người. Người dân địa phương xem cây cổ thụ này là báu vật, bởi “cụ” dầu đã từng chứng kiến những thăng trầm lịch sử của vùng đất Ba Chúc. Đây cũng là nơi Đức Bổn Sư Ngô Lợi khai sáng đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa, tập hợp nghĩa sĩ chống Pháp. Trong chiến tranh biên giới Tây Nam, hơn một nửa dân số Ba Chúc bị quân Polpot thảm sát, để lại nỗi đau, nỗi căm hờn cho nhiều thế hệ người dân trước tội ác của quân diệt chủng.
Giữa lòng đường thị trấn Ba Chúc (Tri Tôn, An Giang) có một cây dầu cổ thụ cao khoảng 20m, tán lá rộng hơn 15m đứng sừng sững.
Những người cao niên ở Ba Chúc cho biết, khi còn sống cây dầu có thân cao hơn bây giờ, tán lá rộng đến 40m, gốc thì xù xì, 3-4 người ôm không xuể. Từ khi “cụ” dầu mọc lên, có một nhà sư về cất chùa sát bên. Từ đó, cư dân nhiều nơi cũng bắt đầu đổ về đây khai hoang, sinh sống.
Cách đây hơn 20 năm, khi UBND huyện Tri Tôn mở đường vào thị trấn Ba Chúc, “cụ” dầu lọt ra giữa lòng đường, trở thành vòng xoay bất đắc dĩ.
Khi cây dầu chết, cây lâm vồ và rễ bồ đề ôm quấn lấy than, khiến hình ảnh của “cụ” sống mãi trong mắt người dân Ba Chúc. Cụ Ẩn (75 tuổi, nhà kế bên chùa), bộc bạch: “Sáng thức dậy, việc đầu tiên là tôi ra xem cây cổ thụ. Thân cây gợi cho tôi nhớ nhiều kỷ niệm. Cây dầu như người bạn thân thiết của tôi từ thuở ấu thơ. Tuy “cụ” đã chết, nhưng chúng tôi vẫn xem thân cây như linh hồn của thị trấn Ba Chúc…”.
Khách phương xa giảm tốc độ để quan sát, đi chậm rãi khi đi qua cây cổ thụ này.
Vào mùa mưa bão, chính quyền địa phương đã tỉa cành, chặt gọn nhánh để đảm bảo an toàn cho mọi người. Người dân địa phương xem cây cổ thụ này là báu vật, bởi “cụ” dầu đã từng chứng kiến những thăng trầm lịch sử của vùng đất Ba Chúc. Đây cũng là nơi Đức Bổn Sư Ngô Lợi khai sáng đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa, tập hợp nghĩa sĩ chống Pháp. Trong chiến tranh biên giới Tây Nam, hơn một nửa dân số Ba Chúc bị quân Polpot thảm sát, để lại nỗi đau, nỗi căm hờn cho nhiều thế hệ người dân trước tội ác của quân diệt chủng.