Việc chặt bỏ cây xanh, phục vụ xây dựng công trình hạ tầng, mở rộng đô thị là điều không còn mới lạ tại nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, khi quyết định chặt hạ một cây xanh cũng cần xem xét tới giá trị lịch sử, giá trị tâm linh và ý nghĩa với người dân địa phương cũng như tác động của việc đó tới môi trường. Nhật Bản là một quốc gia có truyền thống bảo vệ cây xanh khi từ lâu, quốc gia này đã sử dụng những phương pháp di dời cây xanh chứ không phải chặt hạ để xây dựng, phát triển thành phố.Trong một bức hình được chia sẻ rầm rộ trên mạng xã hội những ngày gần đây, người ta có thể thấy cảnh người Nhật Bản di dời một cây cổ thụ lâu đời. Được biết, cây cổ thụ này đã có tuổi đời 165 năm, được di dời từ hồi tháng 7/2013 tại Yanaka, Tokyo, Nhật Bản. Tuy nhiên, đây không phải trường hợp cá biệt tại Nhật Bản khi phương pháp di dời cây xanh như vậy, đặc biệt là những cây cổ thụ có giá trị cảnh quan và lịch sử lâu đời, đã được áp dụng từ rất lâu tại đất nước này.Trong hình là ví dụ về việc di dời 2 cây long não với tuổi đời hơn 100 tuổi tại Nhật Bản. Đây là một phần trong dự án cải tạo cảnh quan hai bên bờ sông tại Kyushu, Nhật Bản. Các kỹ sư đã sử dụng phương pháp chuyển cây truyền thông có từ thời Edo để di dời 2 cây nặng hơn 100 tấn.Không chỉ vậy, trong trường hợp không di dời được cây xanh, người Nhật Bản sẽ chọn cách né để không phải chặt hạ, như trường hợp một cây long não ở sân ga Kayashima, thành phố Osaka, Nhật Bản.Cây long não khổng lồ này có tuổi thọ hơn 700 năm. Các kỹ sư xây dựng phải tìm cách để xây dựng nhà ga mà không ảnh hưởng đến cây xanh. Chính vì vậy, thay vì chặt cây đi xây đường ray, kỹ sư xây dựng đã mở rộng vòng, tạo thành một khoảng trống ở giữa cho cây mọc lên, xuyên qua lớp mái của sân ga Kayashima.Được biết, sân ga Kayashima cũ được xây dựng từ năm 1910. Khi đó, nó chỉ nằm cạnh cây long não. Đến năm 1972, khi dân cư thành phố tăng đáng kể, chính quyền quyết định mở rộng sân ga và có ý định cắt bỏ cây. Tuy nhiên, người dân tin rằng nó là một biểu tượng thiêng liêng và nó cũng gắn liền với một ngôi đền gần đó. Bởi vậy, người dân địa phương đã quyết định biểu tình, phản đối kế hoạch của chính phủ. Cuối cùng, cây long não đã được bảo vệ thành công.
Việc chặt bỏ cây xanh, phục vụ xây dựng công trình hạ tầng, mở rộng đô thị là điều không còn mới lạ tại nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, khi quyết định chặt hạ một cây xanh cũng cần xem xét tới giá trị lịch sử, giá trị tâm linh và ý nghĩa với người dân địa phương cũng như tác động của việc đó tới môi trường. Nhật Bản là một quốc gia có truyền thống bảo vệ cây xanh khi từ lâu, quốc gia này đã sử dụng những phương pháp di dời cây xanh chứ không phải chặt hạ để xây dựng, phát triển thành phố.
Trong một bức hình được chia sẻ rầm rộ trên mạng xã hội những ngày gần đây, người ta có thể thấy cảnh người Nhật Bản di dời một cây cổ thụ lâu đời. Được biết, cây cổ thụ này đã có tuổi đời 165 năm, được di dời từ hồi tháng 7/2013 tại Yanaka, Tokyo, Nhật Bản. Tuy nhiên, đây không phải trường hợp cá biệt tại Nhật Bản khi phương pháp di dời cây xanh như vậy, đặc biệt là những cây cổ thụ có giá trị cảnh quan và lịch sử lâu đời, đã được áp dụng từ rất lâu tại đất nước này.
Trong hình là ví dụ về việc di dời 2 cây long não với tuổi đời hơn 100 tuổi tại Nhật Bản. Đây là một phần trong dự án cải tạo cảnh quan hai bên bờ sông tại Kyushu, Nhật Bản. Các kỹ sư đã sử dụng phương pháp chuyển cây truyền thông có từ thời Edo để di dời 2 cây nặng hơn 100 tấn.
Không chỉ vậy, trong trường hợp không di dời được cây xanh, người Nhật Bản sẽ chọn cách né để không phải chặt hạ, như trường hợp một cây long não ở sân ga Kayashima, thành phố Osaka, Nhật Bản.
Cây long não khổng lồ này có tuổi thọ hơn 700 năm. Các kỹ sư xây dựng phải tìm cách để xây dựng nhà ga mà không ảnh hưởng đến cây xanh. Chính vì vậy, thay vì chặt cây đi xây đường ray, kỹ sư xây dựng đã mở rộng vòng, tạo thành một khoảng trống ở giữa cho cây mọc lên, xuyên qua lớp mái của sân ga Kayashima.
Được biết, sân ga Kayashima cũ được xây dựng từ năm 1910. Khi đó, nó chỉ nằm cạnh cây long não. Đến năm 1972, khi dân cư thành phố tăng đáng kể, chính quyền quyết định mở rộng sân ga và có ý định cắt bỏ cây. Tuy nhiên, người dân tin rằng nó là một biểu tượng thiêng liêng và nó cũng gắn liền với một ngôi đền gần đó. Bởi vậy, người dân địa phương đã quyết định biểu tình, phản đối kế hoạch của chính phủ. Cuối cùng, cây long não đã được bảo vệ thành công.