Sau khi phát hiện một ngôi mộ cổ, người đàn ông ở Phúc Kiến nhanh chóng thông báo cho chính quyền địa phương và các chuyên gia. Ngay sau đó, các nhà khảo cổ tới hiện trường và thực hiện cuộc khai quật.Theo các chuyên gia, ngôi mộ cổ có lối vào hình vòm cung, khá giống cửa hang động. Bên trên ngôi mộ là lớp đất rất dày. Mộ cổ có chiều dài 3,8m, rộng 1,6m và cao 2,2m. Căn cứ vào kích thước của ngôi mộ, các chuyên gia suy đoán người được chôn cất bên trong có khả năng thuộc tầng lớp quý tộc.Khi khai quật ở khu vực phía đông của mộ cổ, nhóm chuyên gia tìm thấy nhiều đồ tùy táng như các đồng tiền xu, bình gốm, bộ đĩa, chén uống rượu bằng gốm, hộp bằng bạc, đĩa bạc, nhẫn vàng, đồ trang sức bằng ngọc, nghiên mực… Dù tìm kiếm khắp mộ nhưng họ không phát hiện bộ hài cốt nào. Điều này khiến giới chuyên gia vô cùng kinh ngạc và khó hiểu vì ngôi mộ không có dấu hiệu bị kẻ gian đào bới, đánh cắp cổ vật hay thi hài.Thông qua các hiện vật được tìm thấy và cấu trúc của mộ cổ, các chuyên gia xác định ngôi mộ có niên đại từ thời nhà Đường. Toàn bộ ngôi mộ được xây bằng gạch đỏ và được trang trí khá cầu kỳ.Để tìm ra danh tính chủ nhân ngôi mộ, các nhà nghiên cứu đã tìm kiếm các ghi chép cũ tại địa phương và các giai thoại được lưu truyền trong dân gian.Theo một truyền thuyết, ngôi làng nơi tìm thấy mộ cổ trước đây vốn có tên Lữ Thố. Ngôi làng này do những người tới khai hoang đầu tiên mang họ Lữ xây dựng. Trong làng có một người làm quan ở kinh đô. Tuy nhiên, do phạm tội nên bị nhà vua xử tử và chu di cửu tộc.Vậy nên, nhà vua sai quân lính tới làng Lữ Thố để giết hết toàn bộ dân trong làng. Khi quân lính tới làng, họ vô tình gặp một ông già đang rửa rau ở đầu làng và hỏi ông đây có phải làng Lữ Thố không.Khi ấy, ông lão không hiểu những binh sĩ đó nói gì mà chỉ chìa nắm rau trên tay ra. Những người lính được triều đình cử đi hiểu nhầm rằng đây là làng Thái (vì trong tiếng Trung từ “rau” phát âm là “thái”). Vậy nên, nhóm binh sĩ bỏ đi nên người dân làng Lữ Thố may mắn thoát nạn.Từ đó, dân làng đổi tên ngôi làng và họ của mình từ Lữ thành Thái. Họ cũng xây dựng ngôi mộ cho viên quan đã bị triều đình đình xử tử. Bên trong mộ có nhiều đồ tùy táng nhưng không có hài cốt của viên quan.Dù giai thoại trên khá hợp lý nhưng các chuyên gia vẫn chưa tìm được tài liệu chính thức hay bằng chứng khoa học nào để chứng minh câu chuyện trên là sự thật. Vậy nên, giới nghiên cứu vẫn nỗ lực tìm kiếm manh mối với hy vọng sẽ sớm xác định được danh tính chủ nhân mộ cổ này.Mời độc giả xem video: Xôn xao "hộp cá ướp muối" vẫn "ngon mắt" trong mộ cổ ngàn năm.
Sau khi phát hiện một ngôi mộ cổ, người đàn ông ở Phúc Kiến nhanh chóng thông báo cho chính quyền địa phương và các chuyên gia. Ngay sau đó, các nhà khảo cổ tới hiện trường và thực hiện cuộc khai quật.
Theo các chuyên gia, ngôi mộ cổ có lối vào hình vòm cung, khá giống cửa hang động. Bên trên ngôi mộ là lớp đất rất dày. Mộ cổ có chiều dài 3,8m, rộng 1,6m và cao 2,2m. Căn cứ vào kích thước của ngôi mộ, các chuyên gia suy đoán người được chôn cất bên trong có khả năng thuộc tầng lớp quý tộc.
Khi khai quật ở khu vực phía đông của mộ cổ, nhóm chuyên gia tìm thấy nhiều đồ tùy táng như các đồng tiền xu, bình gốm, bộ đĩa, chén uống rượu bằng gốm, hộp bằng bạc, đĩa bạc, nhẫn vàng, đồ trang sức bằng ngọc, nghiên mực… Dù tìm kiếm khắp mộ nhưng họ không phát hiện bộ hài cốt nào. Điều này khiến giới chuyên gia vô cùng kinh ngạc và khó hiểu vì ngôi mộ không có dấu hiệu bị kẻ gian đào bới, đánh cắp cổ vật hay thi hài.
Thông qua các hiện vật được tìm thấy và cấu trúc của mộ cổ, các chuyên gia xác định ngôi mộ có niên đại từ thời nhà Đường. Toàn bộ ngôi mộ được xây bằng gạch đỏ và được trang trí khá cầu kỳ.
Để tìm ra danh tính chủ nhân ngôi mộ, các nhà nghiên cứu đã tìm kiếm các ghi chép cũ tại địa phương và các giai thoại được lưu truyền trong dân gian.
Theo một truyền thuyết, ngôi làng nơi tìm thấy mộ cổ trước đây vốn có tên Lữ Thố. Ngôi làng này do những người tới khai hoang đầu tiên mang họ Lữ xây dựng. Trong làng có một người làm quan ở kinh đô. Tuy nhiên, do phạm tội nên bị nhà vua xử tử và chu di cửu tộc.
Vậy nên, nhà vua sai quân lính tới làng Lữ Thố để giết hết toàn bộ dân trong làng. Khi quân lính tới làng, họ vô tình gặp một ông già đang rửa rau ở đầu làng và hỏi ông đây có phải làng Lữ Thố không.
Khi ấy, ông lão không hiểu những binh sĩ đó nói gì mà chỉ chìa nắm rau trên tay ra. Những người lính được triều đình cử đi hiểu nhầm rằng đây là làng Thái (vì trong tiếng Trung từ “rau” phát âm là “thái”). Vậy nên, nhóm binh sĩ bỏ đi nên người dân làng Lữ Thố may mắn thoát nạn.
Từ đó, dân làng đổi tên ngôi làng và họ của mình từ Lữ thành Thái. Họ cũng xây dựng ngôi mộ cho viên quan đã bị triều đình đình xử tử. Bên trong mộ có nhiều đồ tùy táng nhưng không có hài cốt của viên quan.
Dù giai thoại trên khá hợp lý nhưng các chuyên gia vẫn chưa tìm được tài liệu chính thức hay bằng chứng khoa học nào để chứng minh câu chuyện trên là sự thật. Vậy nên, giới nghiên cứu vẫn nỗ lực tìm kiếm manh mối với hy vọng sẽ sớm xác định được danh tính chủ nhân mộ cổ này.