Trong gần 1 thập kỷ qua, hàng trăm quả cầu kim loại tí hon đã rơi xuống vùng biển Thái Bình Dương. Theo đó, nhóm của nhà vật lý thiên văn Avi Loeb tại Đại học Harvard đã sử dụng nam châm để rà soát đáy biển và phát hiện hơn 50 quả cầu kỳ lạ ở khu vực thiên thạch IM1 rơi xuống ngoài khơi bờ biển Papua New Guinea năm 2014.Nhóm của nhà vật lý thiên văn Loeb đã làm việc với các nhà chức trách để thiết lập phạm vi 10 km mà thiên thạch có thể rơi xuống. Sau đó, họ tới khu vực này để tìm kiếm bằng tàu Silver Star.Theo nhóm chuyên gia, hơn 50 khối cầu kỳ lạ được vớt từ dưới biển lên có thể là công nghệ của người ngoài hành tinh. Bộ Tư lệnh Vũ trụ Mỹ cho biết, gần như chắc chắn các mảnh vỡ này bắt nguồn từ một hệ sao khác.Các chuyên gia phân tích về thành phần của quả cầu kim loại và phát hiện chúng gồm: 84% sắt, 8% silicon, 4% magiê, 2% titan và một lượng nhỏ các nguyên tố khác. Chúng có kích thước chưa đến 1 mm."Khi quan sát dưới kính hiển vi, chúng trông rất khác biệt với nền xung quanh. Chúng có màu vàng, xanh lam, nâu, một số loại trông giống như mô hình thu nhỏ của Trái Đất", nhà vật lý thiên văn Loeb nói.Nhà vật lý thiên văn Loeb cho hay nhóm nghiên cứu của ông đã tính toán tốc độ của những khối cầu bên ngoài hệ Mặt Trời có thể lên tới 60 km/giây.Chúng cấu tạo từ những vật liệu bền chắc hơn cả thiên thạch sắt và di chuyển nhanh hơn 95% tất cả những ngôi sao ở vùng không gian xung quanh Mặt Trời.Từ những điều này, nhóm nghiên cứu của ông Loeb nhận định có khả năng đây là tàu vũ trụ của một nền văn minh khác hoặc một thiết bị công nghệ nào đó.Đây không phải là lần đầu tiên ông Loeb đưa ra giả thuyết rằng, công nghệ ngoài hành tinh đã ghé thăm Hệ Mặt trời của chúng ta.Trong đó, vào năm 2017, ông và đồng nghiệp - nhà nghiên cứu Shmuel Bialy cho rằng, Oumuamua - vật thể giữa các vì sao đầu tiên được phát hiện trong Hệ Mặt trời là một tàu thăm dò của người ngoài hành tinh.Mời độc giả xem video: Giả thuyết về sự tồn tại người ngoài hành tinh gây “chấn động”.
Trong gần 1 thập kỷ qua, hàng trăm quả cầu kim loại tí hon đã rơi xuống vùng biển Thái Bình Dương. Theo đó, nhóm của nhà vật lý thiên văn Avi Loeb tại Đại học Harvard đã sử dụng nam châm để rà soát đáy biển và phát hiện hơn 50 quả cầu kỳ lạ ở khu vực thiên thạch IM1 rơi xuống ngoài khơi bờ biển Papua New Guinea năm 2014.
Nhóm của nhà vật lý thiên văn Loeb đã làm việc với các nhà chức trách để thiết lập phạm vi 10 km mà thiên thạch có thể rơi xuống. Sau đó, họ tới khu vực này để tìm kiếm bằng tàu Silver Star.
Theo nhóm chuyên gia, hơn 50 khối cầu kỳ lạ được vớt từ dưới biển lên có thể là công nghệ của người ngoài hành tinh. Bộ Tư lệnh Vũ trụ Mỹ cho biết, gần như chắc chắn các mảnh vỡ này bắt nguồn từ một hệ sao khác.
Các chuyên gia phân tích về thành phần của quả cầu kim loại và phát hiện chúng gồm: 84% sắt, 8% silicon, 4% magiê, 2% titan và một lượng nhỏ các nguyên tố khác. Chúng có kích thước chưa đến 1 mm.
"Khi quan sát dưới kính hiển vi, chúng trông rất khác biệt với nền xung quanh. Chúng có màu vàng, xanh lam, nâu, một số loại trông giống như mô hình thu nhỏ của Trái Đất", nhà vật lý thiên văn Loeb nói.
Nhà vật lý thiên văn Loeb cho hay nhóm nghiên cứu của ông đã tính toán tốc độ của những khối cầu bên ngoài hệ Mặt Trời có thể lên tới 60 km/giây.
Chúng cấu tạo từ những vật liệu bền chắc hơn cả thiên thạch sắt và di chuyển nhanh hơn 95% tất cả những ngôi sao ở vùng không gian xung quanh Mặt Trời.
Từ những điều này, nhóm nghiên cứu của ông Loeb nhận định có khả năng đây là tàu vũ trụ của một nền văn minh khác hoặc một thiết bị công nghệ nào đó.
Đây không phải là lần đầu tiên ông Loeb đưa ra giả thuyết rằng, công nghệ ngoài hành tinh đã ghé thăm Hệ Mặt trời của chúng ta.
Trong đó, vào năm 2017, ông và đồng nghiệp - nhà nghiên cứu Shmuel Bialy cho rằng, Oumuamua - vật thể giữa các vì sao đầu tiên được phát hiện trong Hệ Mặt trời là một tàu thăm dò của người ngoài hành tinh.
Mời độc giả xem video: Giả thuyết về sự tồn tại người ngoài hành tinh gây “chấn động”.