Trong một cuộc khai quật tại địa điểm khảo cổ Kamyana Mohyla ở Ukraine vào năm 2016, các chuyên gia đã tìm thấy 2 hòn đá cổ có hình đầu rắn.Theo các chuyên gia, những hòn đá này có hình dáng kỳ lạ có khả năng là tác phẩm điêu khắc của người dân sống vào thời kỳ Đồ đá.Nhà khảo cổ Nadiia Kotova, Viện Khoa học Khảo cổ Quốc gia (NAS) của Ukraine, người đứng đầu nghiên cứu cho biết: "Hai hòn này có hình dáng kỳ lạ nhất trong những hòn đá được phát hiện. Nhiều khả năng chúng được sử dụng cho mục đích nghi lễ".Theo các chuyên gia, 2 hòn đá có hình đầu rắn có niên đại khác nhau. Trong đó, một "đầu rắn" được tìm thấy gần đống vỏ sò và công cụ đá lửa.Kết quả kiểm tra niên đại của hòn đá này cho thấy nó được chạm khắc vào khoảng giai đoạn từ năm 8300 trước công nguyên - 7500 trước công nguyên.Hòn đá hình đầu rắn này có kích thước khoảng 13 x 6,8 cm và nặng khoảng 1,215 gram. Nó có hình dạng tam giác, đáy phẳng. Hai mắt hình thoi và một đường rộng dài tượng trưng cho cái miệng.Đầu rắn còn lại được tìm thấy gần lò sưởi có niên địa khoảng 7.400 trước công nguyên. Nó có kích thước khoảng 8,5 x 5,8 cm và nặng 428 g. Hòn đá này gây chú ý với hình dáng dẹt, tròn, hai vết sâu có lẽ là đôi mắt và vết sâu tiếp theo có thể là phần mũi.Đây là 2 hòn đá đầu rắn duy nhất được phát hiện tại địa điểm khảo cổ này. Theo đó, chúng khiến giới chuyên gia tò mò về ai là người tạo ra và mục đích sử dụng là gì.Cho đến nay, các chuyên gia khảo cổ chỉ biết vào thời điểm trên, các cư dân sống trên thảo nguyên của vùng biển Azov làm các công cụ từ đá, đá lửa và xương động vật. Cuộc sống của họ là săn bắn và hái lượm.Dù nỗ lực nghiên cứu nhưng đến nay, giới chuyên gia vẫn chưa tìm hiểu được nhiều về đời sống văn hóa, tâm linh của họ. Do đó, các nhà nghiên cứu hy vọng sẽ sớm giải mã được bí ẩn về 2 hòn đá hình đầu rắn trên. Trên cơ sở đó, chúng ta sẽ có hiểu biết sâu rộng hơn về người tiền sử.Mời độc giả xem video: Hàng trăm người lạy, sờ tảng đá lạ ở Long An. Nguồn: THDT.
Trong một cuộc khai quật tại địa điểm khảo cổ Kamyana Mohyla ở Ukraine vào năm 2016, các chuyên gia đã tìm thấy 2 hòn đá cổ có hình đầu rắn.
Theo các chuyên gia, những hòn đá này có hình dáng kỳ lạ có khả năng là tác phẩm điêu khắc của người dân sống vào thời kỳ Đồ đá.
Nhà khảo cổ Nadiia Kotova, Viện Khoa học Khảo cổ Quốc gia (NAS) của Ukraine, người đứng đầu nghiên cứu cho biết: "Hai hòn này có hình dáng kỳ lạ nhất trong những hòn đá được phát hiện. Nhiều khả năng chúng được sử dụng cho mục đích nghi lễ".
Theo các chuyên gia, 2 hòn đá có hình đầu rắn có niên đại khác nhau. Trong đó, một "đầu rắn" được tìm thấy gần đống vỏ sò và công cụ đá lửa.
Kết quả kiểm tra niên đại của hòn đá này cho thấy nó được chạm khắc vào khoảng giai đoạn từ năm 8300 trước công nguyên - 7500 trước công nguyên.
Hòn đá hình đầu rắn này có kích thước khoảng 13 x 6,8 cm và nặng khoảng 1,215 gram. Nó có hình dạng tam giác, đáy phẳng. Hai mắt hình thoi và một đường rộng dài tượng trưng cho cái miệng.
Đầu rắn còn lại được tìm thấy gần lò sưởi có niên địa khoảng 7.400 trước công nguyên. Nó có kích thước khoảng 8,5 x 5,8 cm và nặng 428 g. Hòn đá này gây chú ý với hình dáng dẹt, tròn, hai vết sâu có lẽ là đôi mắt và vết sâu tiếp theo có thể là phần mũi.
Đây là 2 hòn đá đầu rắn duy nhất được phát hiện tại địa điểm khảo cổ này. Theo đó, chúng khiến giới chuyên gia tò mò về ai là người tạo ra và mục đích sử dụng là gì.
Cho đến nay, các chuyên gia khảo cổ chỉ biết vào thời điểm trên, các cư dân sống trên thảo nguyên của vùng biển Azov làm các công cụ từ đá, đá lửa và xương động vật. Cuộc sống của họ là săn bắn và hái lượm.
Dù nỗ lực nghiên cứu nhưng đến nay, giới chuyên gia vẫn chưa tìm hiểu được nhiều về đời sống văn hóa, tâm linh của họ. Do đó, các nhà nghiên cứu hy vọng sẽ sớm giải mã được bí ẩn về 2 hòn đá hình đầu rắn trên. Trên cơ sở đó, chúng ta sẽ có hiểu biết sâu rộng hơn về người tiền sử.
Mời độc giả xem video: Hàng trăm người lạy, sờ tảng đá lạ ở Long An. Nguồn: THDT.