Vào đầu những năm 2000, khi Henrique Sloper de Araújo tỉnh dậy và thấy rằng, đồn điền cà phê quý giá của mình đã bị tàn phá bởi những con chim Jacu.Chim Jacu vốn là giống gà lôi có nguồn gốc từ Brazil từng được coi là loài gây hại cho người trồng cà phê, vì chúng có thể ăn tới 10% sản lượng cà phê.Lúc đầu, Henrique đã tuyệt vọng xua đuổi đàn chim khỏi đồn điền của mình, thậm chí còn gọi cảnh sát tới, nhưng không ai có thể làm gì để giúp đỡ. Những con chim này được pháp luật bảo vệ, vì vậy họ thực sự không thể làm tổn thương chúng theo bất kỳ cách nào.Nhưng rồi một ý tưởng sáng lên trong đầu anh, và sự tuyệt vọng chuyển thành phấn khích. Nếu người Indonesia có thể thu hoạch quả cà phê từ phân của cầy hương, thì anh ta cũng có thể làm điều tương tự với phân của chim Jacu."Tôi nhận thấy mình đang có ý tưởng mới, nhưng thách thức ở chỗ làm sao thuyết phục được những công nhân hái cafe phải tìm cách săn lùng phân chim Jacu, thay vì hái quả như trước kia", Henrique Sloper de Araújo kể lại.Sloper đã phải biến cuộc săn lùng phân chim Jacu thành một cuộc săn lùng kho báu đối với những người lao động, cung cấp cho họ những động lực tài chính để tìm kiếm một số lượng nhất định hạt cà phê đã thải loại.Ban đầu, việc nhặt phân chim là cả quá trình khó khăn. Những viên phân chim được nhặt bằng tay, rửa sạch, lấy hạt cafe ra ngoài. Chính những công đoạn thủ công này khiến cafe phân chim đắt đỏ hơn đáng kể so với những loại khác, nhưng đó không phải là điều duy nhất.Những hạt cafe khi đi qua hệ tiêu hóa của chim Jacu lại không bị protein động vật và axit dạ dày phân hủy. Quy trình chọn lọc tự nhiên, chế độ ăn và tiêu hóa nhanh (không bị tác động của protein động vật và axit dạ dày) của chim Jacu sẽ có ảnh hưởng đột phá tới hương vị cà phê.Quả cà phê sau đó phải được chiết xuất từ phân bằng tay, rửa sạch và tách vỏ khỏi màng bảo vệ của chúng. Chính công việc thủ công này khiến cà phê Jacu bird đắt hơn đáng kể so với các loại cà phê khác.Henrique Sloper de Araújo cho rằng, những con chim Jacu chỉ ăn những quả cà phê ngon nhất, chín nhất mà chúng tìm thấy, điều mà ông đã quan sát tận mắt.Khi được làm sạch, người ta sẽ sấy khô và lưu giữ trong giấy da dê 3 tháng. Điều này tạo ra ảnh hưởng đột phá với hương vị cafe, với mùi thơm được mô tả như "mùi hoa hồi".Vì chất lượng và sự khan hiếm nên cafe phân chim Jacu đến nay được đánh giá là một trong những loại đắt đỏ nhất, bán với giá khoảng 1.000 USD/kg (hơn 23 triệu đồng).Mời các bạn xem video: Top 10 Loài Động Vật Sống Lâu Nhất Trái Đất. Nguồn: Yan News.
Vào đầu những năm 2000, khi Henrique Sloper de Araújo tỉnh dậy và thấy rằng, đồn điền cà phê quý giá của mình đã bị tàn phá bởi những con chim Jacu.
Chim Jacu vốn là giống gà lôi có nguồn gốc từ Brazil từng được coi là loài gây hại cho người trồng cà phê, vì chúng có thể ăn tới 10% sản lượng cà phê.
Lúc đầu, Henrique đã tuyệt vọng xua đuổi đàn chim khỏi đồn điền của mình, thậm chí còn gọi cảnh sát tới, nhưng không ai có thể làm gì để giúp đỡ. Những con chim này được pháp luật bảo vệ, vì vậy họ thực sự không thể làm tổn thương chúng theo bất kỳ cách nào.
Nhưng rồi một ý tưởng sáng lên trong đầu anh, và sự tuyệt vọng chuyển thành phấn khích. Nếu người Indonesia có thể thu hoạch quả cà phê từ phân của cầy hương, thì anh ta cũng có thể làm điều tương tự với phân của chim Jacu.
"Tôi nhận thấy mình đang có ý tưởng mới, nhưng thách thức ở chỗ làm sao thuyết phục được những công nhân hái cafe phải tìm cách săn lùng phân chim Jacu, thay vì hái quả như trước kia", Henrique Sloper de Araújo kể lại.
Sloper đã phải biến cuộc săn lùng phân chim Jacu thành một cuộc săn lùng kho báu đối với những người lao động, cung cấp cho họ những động lực tài chính để tìm kiếm một số lượng nhất định hạt cà phê đã thải loại.
Ban đầu, việc nhặt phân chim là cả quá trình khó khăn. Những viên phân chim được nhặt bằng tay, rửa sạch, lấy hạt cafe ra ngoài. Chính những công đoạn thủ công này khiến cafe phân chim đắt đỏ hơn đáng kể so với những loại khác, nhưng đó không phải là điều duy nhất.
Những hạt cafe khi đi qua hệ tiêu hóa của chim Jacu lại không bị protein động vật và axit dạ dày phân hủy. Quy trình chọn lọc tự nhiên, chế độ ăn và tiêu hóa nhanh (không bị tác động của protein động vật và axit dạ dày) của chim Jacu sẽ có ảnh hưởng đột phá tới hương vị cà phê.
Quả cà phê sau đó phải được chiết xuất từ phân bằng tay, rửa sạch và tách vỏ khỏi màng bảo vệ của chúng. Chính công việc thủ công này khiến cà phê Jacu bird đắt hơn đáng kể so với các loại cà phê khác.
Henrique Sloper de Araújo cho rằng, những con chim Jacu chỉ ăn những quả cà phê ngon nhất, chín nhất mà chúng tìm thấy, điều mà ông đã quan sát tận mắt.
Khi được làm sạch, người ta sẽ sấy khô và lưu giữ trong giấy da dê 3 tháng. Điều này tạo ra ảnh hưởng đột phá với hương vị cafe, với mùi thơm được mô tả như "mùi hoa hồi".
Vì chất lượng và sự khan hiếm nên cafe phân chim Jacu đến nay được đánh giá là một trong những loại đắt đỏ nhất, bán với giá khoảng 1.000 USD/kg (hơn 23 triệu đồng).