Các nhà khoa học đã phát hiện một hành tinh giống sao Mộc đang quay xung quanh một ngôi sao lùn trắng đã chết. Ngôi sao này vốn khởi đầu tương tự Mặt trời, trước khi căng phồng thành sao đỏ khổng lồ và kế đến là đổ sụp thành sao lùn trắng.Chính phát hiện này đã cho phép các nhà khoa học hiểu thêm về xác suất các hành tinh có thể sống sót sau khi sao trung tâm không còn. Nói cách khác chính là tương lai của hệ Mặt trời khi mà Mặt trời lụi tàn.Theo Joshua Blackman, nhà nghiên cứu tại đại học Tasmania, tác giả chính của nghiên cứu, bằng chứng này khẳng định các hành tinh quay quanh sao chủ ở một khoảng cách đủ lớn có thể tiếp tục tồn tại sau khi sao chủ của chúng chết.Bên cạnh đó, điều này cũng gợi ý sao Mộc và sao Thổ có thể tồn tại trong giai đoạn Mặt trời hết nhiên liệu và tự hủy.“Hệ sao trên là tương lai của hệ Mặt trời chúng ta”, đồng tác giả David Bennett của Trung tâm bay không gian Goddard thuộc Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) nói thêm.Theo nhóm nghiên cứu, Mặt trời của chúng ta cũng sẽ trải qua quy trình tương tự. Nó sẽ phát triển thành một sao khổng lồ đỏ - giai đoạn mà NASA mô tả là "thời điểm bùng nổ nhất trong cuộc đời của một ngôi sao".Đây là lúc Trái đất sẽ có khả năng bị hủy diệt. Tiếp theo, Mặt trời sẽ chuyển sang dạng sao lùn trắng - dạng sao chết đang nguội và mờ dần.Tuy nhiên, trong giai đoạn Mặt trời biến thành sao khổng lồ đỏ, sao Mộc và sao Thổ hoàn toàn có thể tồn tại.“Tương lai của Trái đất không quá lạc quan vì nó ở gần Mặt trời hơn. Nếu nhân loại có thể di chuyển đến Mặt trăng của sao Mộc hoặc sao Thổ trước khi Mặt trời “nướng chín” địa cầu, chúng ta vẫn có khả năng sống sót”, chuyên gia David Bennett cho biết."Sao lùn trắng" là "thiên thể được tạo ra khi các ngôi sao có khối lượng thấp và trung bình chết tiêu thụ hết nhiên liệu phản ứng hạt nhân trong sao".Các ngôi sao này không đủ nặng để sinh ra nhiệt độ ở lõi cần thiết để nung chảy cacbon trong các phản ứng tổng hợp hạt nhân sau khi chúng chuyển thành các sao khổng lồ đỏ trong giai đoạn đốt cháy hêli.Cuối giai đoạn này, nửa bên ngoài của sao kềnh đỏ sẽ bị đẩy ra không gian tạo thành tinh vân, để lại đằng sau một lõi trơ chứa chủ yếu là cacbon và oxy, đó chính là sao lùn trắng.Mời các bạn xem video: Phi hành gia NASA làm rơi gương ngoài vũ trụ. Nguồn: VTV.
Các nhà khoa học đã phát hiện một hành tinh giống sao Mộc đang quay xung quanh một ngôi sao lùn trắng đã chết. Ngôi sao này vốn khởi đầu tương tự Mặt trời, trước khi căng phồng thành sao đỏ khổng lồ và kế đến là đổ sụp thành sao lùn trắng.
Chính phát hiện này đã cho phép các nhà khoa học hiểu thêm về xác suất các hành tinh có thể sống sót sau khi sao trung tâm không còn. Nói cách khác chính là tương lai của hệ Mặt trời khi mà Mặt trời lụi tàn.
Theo Joshua Blackman, nhà nghiên cứu tại đại học Tasmania, tác giả chính của nghiên cứu, bằng chứng này khẳng định các hành tinh quay quanh sao chủ ở một khoảng cách đủ lớn có thể tiếp tục tồn tại sau khi sao chủ của chúng chết.
Bên cạnh đó, điều này cũng gợi ý sao Mộc và sao Thổ có thể tồn tại trong giai đoạn Mặt trời hết nhiên liệu và tự hủy.
“Hệ sao trên là tương lai của hệ Mặt trời chúng ta”, đồng tác giả David Bennett của Trung tâm bay không gian Goddard thuộc Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) nói thêm.
Theo nhóm nghiên cứu, Mặt trời của chúng ta cũng sẽ trải qua quy trình tương tự. Nó sẽ phát triển thành một sao khổng lồ đỏ - giai đoạn mà NASA mô tả là "thời điểm bùng nổ nhất trong cuộc đời của một ngôi sao".
Đây là lúc Trái đất sẽ có khả năng bị hủy diệt. Tiếp theo, Mặt trời sẽ chuyển sang dạng sao lùn trắng - dạng sao chết đang nguội và mờ dần.
Tuy nhiên, trong giai đoạn Mặt trời biến thành sao khổng lồ đỏ, sao Mộc và sao Thổ hoàn toàn có thể tồn tại.
“Tương lai của Trái đất không quá lạc quan vì nó ở gần Mặt trời hơn. Nếu nhân loại có thể di chuyển đến Mặt trăng của sao Mộc hoặc sao Thổ trước khi Mặt trời “nướng chín” địa cầu, chúng ta vẫn có khả năng sống sót”, chuyên gia David Bennett cho biết.
"Sao lùn trắng" là "thiên thể được tạo ra khi các ngôi sao có khối lượng thấp và trung bình chết tiêu thụ hết nhiên liệu phản ứng hạt nhân trong sao".
Các ngôi sao này không đủ nặng để sinh ra nhiệt độ ở lõi cần thiết để nung chảy cacbon trong các phản ứng tổng hợp hạt nhân sau khi chúng chuyển thành các sao khổng lồ đỏ trong giai đoạn đốt cháy hêli.
Cuối giai đoạn này, nửa bên ngoài của sao kềnh đỏ sẽ bị đẩy ra không gian tạo thành tinh vân, để lại đằng sau một lõi trơ chứa chủ yếu là cacbon và oxy, đó chính là sao lùn trắng.