Hơn 7 giờ sáng ngày 30 tháng 6 năm 1908, một vụ nổ rực sáng bầu trời quét sạch 80 triệu cây cối và vô số động vật trên diện tích hơn 2.000km² tại sông Tunguska, Nga.Khi các nhà khoa học đến Tunguska, họ thấy những thân cây trơ trụi không hề có cành lá, chúng thẳng và trơn như những cây cột điện, dường như vụ nổ chỉ xé rách cành và lá cây chứ không hề phá nát thân cây.Nếu cho nổ một quả bom bên một thân cây, nó sẽ phá nát toàn bộ thân cây chứ không thể chỉ nhằm vào cành và lá cây như thể có tính toán trước. Dường như đây là lí do phần nào mà người dân địa phương càng tin rằng họ đã bị trừng phạt, hoặc như một số người đã cho rằng đó là cuộc tấn công của người ngoài hành tinh. Vụ nổ Tunguska xảy ra được coi là mạnh nhất trong lịch sử, với khối năng lượng được giải phóng ước tính gấp tới 185 lần quả bom nguyên tử thả xuống thành phố Hiroshima của Nhật Bản.Thậm chí, một loạt rung chấn mạnh còn được ghi nhận ở những nơi cách rất xa, như nước Anh. Được biết, đầu thế kỷ 20, tầm hiểu biết của con người về cách tác động của các thiên thạch trong khí quyển Trái Đất còn khá khiêm tốn.Vì sự hạn chế đó, cũng như số lượng dữ liệu khoa học ít ỏi về sự kiện Tunguska do chính sách giữ bí mật của Xô Viết trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, nên sự kiện này vẫn còn là một bí ẩn.Trong giới khoa học, nguyên nhân hàng đầu giải thích sự kiện là vụ nổ trên không của một thiên thạch khi nó cách bề mặt Trái đất khoảng từ 6 -10km. Nhưng điều đáng nói là trên sông Tunguska, ngay cả ở vùng trung tâm của vụ nổ cũng không hề có dấu vết của va chạm cũng như những mảnh vụn còn sót lại của sao Chổi hay tiểu hành tinh.Các nhà khoa học cho rằng, đây có thể là một sao Chổi thiên thạch, thành phần chủ yếu gồm băng và bụi. Bởi vậy, nó đã hoàn toàn bốc hơi sau khi va chạm vào khí quyển Trái Đất và không để lại dấu vết rõ ràng nào.Giả thuyết sao Chổi càng được ủng hộ thêm khi trong nhiều đêm sau vụ nổ trên toàn châu Âu đều có bầu trời đêm sáng rực, rõ ràng do bụi phân tán trên tầng cao khí quyển gây ra. Hơn nữa, phân tích những mẫu lấy từ vùng này cho thấy chúng chứa nhiều vật chất sao Chổi.Nhiều giả thuyết khác về vụ nổ, như xảy ra do một hố đen "nhỏ" đi ngang qua Trái đất, sự phản vật chất, bom H tự nhiên, nổ khí mêtan, điện từ, vật thể bay không xác định... cũng được đưa ra, nhưng chưa đủ chặt chẽ để đi tới kết luận cuối cùng.Mặc dù đa phần các nhà khoa học nói riêng cũng như dư luận nói chung tin vào kịch bản về cú va chạm của một sao Chổi hoặc tiểu hành tinh thì việc thiếu những bằng chứng cuối cùng vẫn làm cho sự hiếu kì của nhân loại với sự kiện này không thể chấm dứt.Song trên thực tế, sau hơn 100 năm qua những câu hỏi về nguyên nhân của sự kiện Tunguska vẫn không thể chấm dứt, không chỉ vì tính bí ẩn của nó mà còn vì nó liên quan đến sự an toàn của nhân loại chúng ta.Mời các bạn xem video: Phi hành gia NASA làm rơi gương ngoài vũ trụ. Nguồn: VTV
Hơn 7 giờ sáng ngày 30 tháng 6 năm 1908, một vụ nổ rực sáng bầu trời quét sạch 80 triệu cây cối và vô số động vật trên diện tích hơn 2.000km² tại sông Tunguska, Nga.
Khi các nhà khoa học đến Tunguska, họ thấy những thân cây trơ trụi không hề có cành lá, chúng thẳng và trơn như những cây cột điện, dường như vụ nổ chỉ xé rách cành và lá cây chứ không hề phá nát thân cây.
Nếu cho nổ một quả bom bên một thân cây, nó sẽ phá nát toàn bộ thân cây chứ không thể chỉ nhằm vào cành và lá cây như thể có tính toán trước. Dường như đây là lí do phần nào mà người dân địa phương càng tin rằng họ đã bị trừng phạt, hoặc như một số người đã cho rằng đó là cuộc tấn công của người ngoài hành tinh.
Vụ nổ Tunguska xảy ra được coi là mạnh nhất trong lịch sử, với khối năng lượng được giải phóng ước tính gấp tới 185 lần quả bom nguyên tử thả xuống thành phố Hiroshima của Nhật Bản.
Thậm chí, một loạt rung chấn mạnh còn được ghi nhận ở những nơi cách rất xa, như nước Anh. Được biết, đầu thế kỷ 20, tầm hiểu biết của con người về cách tác động của các thiên thạch trong khí quyển Trái Đất còn khá khiêm tốn.
Vì sự hạn chế đó, cũng như số lượng dữ liệu khoa học ít ỏi về sự kiện Tunguska do chính sách giữ bí mật của Xô Viết trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, nên sự kiện này vẫn còn là một bí ẩn.
Trong giới khoa học, nguyên nhân hàng đầu giải thích sự kiện là vụ nổ trên không của một thiên thạch khi nó cách bề mặt Trái đất khoảng từ 6 -10km. Nhưng điều đáng nói là trên sông Tunguska, ngay cả ở vùng trung tâm của vụ nổ cũng không hề có dấu vết của va chạm cũng như những mảnh vụn còn sót lại của sao Chổi hay tiểu hành tinh.
Các nhà khoa học cho rằng, đây có thể là một sao Chổi thiên thạch, thành phần chủ yếu gồm băng và bụi. Bởi vậy, nó đã hoàn toàn bốc hơi sau khi va chạm vào khí quyển Trái Đất và không để lại dấu vết rõ ràng nào.
Giả thuyết sao Chổi càng được ủng hộ thêm khi trong nhiều đêm sau vụ nổ trên toàn châu Âu đều có bầu trời đêm sáng rực, rõ ràng do bụi phân tán trên tầng cao khí quyển gây ra. Hơn nữa, phân tích những mẫu lấy từ vùng này cho thấy chúng chứa nhiều vật chất sao Chổi.
Nhiều giả thuyết khác về vụ nổ, như xảy ra do một hố đen "nhỏ" đi ngang qua Trái đất, sự phản vật chất, bom H tự nhiên, nổ khí mêtan, điện từ, vật thể bay không xác định... cũng được đưa ra, nhưng chưa đủ chặt chẽ để đi tới kết luận cuối cùng.
Mặc dù đa phần các nhà khoa học nói riêng cũng như dư luận nói chung tin vào kịch bản về cú va chạm của một sao Chổi hoặc tiểu hành tinh thì việc thiếu những bằng chứng cuối cùng vẫn làm cho sự hiếu kì của nhân loại với sự kiện này không thể chấm dứt.
Song trên thực tế, sau hơn 100 năm qua những câu hỏi về nguyên nhân của sự kiện Tunguska vẫn không thể chấm dứt, không chỉ vì tính bí ẩn của nó mà còn vì nó liên quan đến sự an toàn của nhân loại chúng ta.